Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

SMTP server là gì?



  
SMTP server là gì?

SMTP (tiếng Anh: Simple Mail Transfer Protocol – giao thức truyền tải thư tín đơn giản) là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet.

SMTP là một giao thức dùng nền văn bản và tương đối đơn giản. Trước khi một thông điệp được gửi, người ta có thể định vị một hoặc nhiều địa chỉ nhận cho thông điệp – những địa chỉ này thường được kiểm tra về sự tồn tại trung thực của chúng) .

SMTP dùng cổng 25 của giao thức TCP. Để xác định trình chủ SMTP của một tên miền nào đấy (domain name), người ta dùng một mẫu tin MX (Mail eXchange – Trao đổi thư) của DNS (Domain Name System – Hệ thống tên miền).

SMTP định nghĩa tất cả những gì đã làm với email. Nó xác định cấu trúc của các địa chỉ, yêu cầu tên miền và bất cứ điều gì liên quan đến email. SMTP cũng xác định các yêu cầu cho Post Office Protocol (POP) và truy cập Internet Message Protocol (IMAP) máy chủ, do đó email được gửi đúng cách.

SMTP Server là máy chủ hỗ trợ bạn gửi mail tới các địa chỉ email khác trên Internet.

Máy chủ thư điện tử – SMTP Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt máy chủ cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn dữ liệu, bảo mật, chất lượng và tốc độ lưu chuyển dữ liệu từ Server và máy tính gửi nhận thư điện tử.

Lợi ích của email?

– Tốc độ cao: Vì email được chuyển qua đường Internet dưới dạng các tín hiệu điện nên tốc độ di chuyển của email gần như là tức thời. Với các bức thư tín bình thường, bạn có thể phải mất một vài ngày để thư có thể tới được địa chỉ cần thiết nhưng với email, sau cú click chuột vào nút gửi thư, người nhận đã có thể đọc được nội dung thư của bạn gửi cho họ.

– Chi phí rẻ: Với các thư tín bình thường, bạn phải tốn một khoản chi phí khá lớn khi gửi các bức thư của mình đi. Còn với email, bạn chỉ tốn một khoản phí rất nhỏ để kết nối internet cùng với chi phí cho dịch vụ email của bạn. Bạn cũng có thể dùng dịch vụ email miễn phí. Khi đó chi phí của bạn cho các bức thư hầu như không đáng kể.

– Không có khoảng cách: Với email, người nhận cho dù ở xa bạn nửa vòng trái đất hay ngay cùng phòng làm việc với bạn, việc gửi và nhận thư cũng đều được thực hiện gần như ngay lập tức. Và chi phí cho các bức thư đó cũng đều rẻ như nhau.

EMAIL-HOSTING

Email hosting



Email hosting là dịch vụ dành cho doanh nghiệp sẽ cung cấp cho bạn và doanh nghiệp các hộp thư điện tử dùng riêng có dạng tennguoidung@tencongty.com.vn. Khi đó, địa chỉ email của các nhân viên trong công ty sẽ gắn kèm với tên công ty.

Những lợi ích khi sử dụng Email mang tên miền riêng: - Gia tăng tính nhận biết trong hệ thống nhận dạng thương hiệu của Doanh nghiệp.
- Mang tính chuyên nghiệp cao trong những giao dịch trực tuyến.
- Hạn chế tình trạng nhận e-mail không mong muốn - thư rác (spam).
- Không có khoảng chờ (delay) trong thời gian chuyển phát e-mail.

Những câu hỏi về Hosting (Phần 3)





10. NetNam có hỗ trợ Domain Name Server (DNS) trong trường hợp tôi chưa có Hosting?

Trong trường hợp bạn chưa đăng ký dịch vụ Hosting, Netnam sẽ hỗ trợ 1 DNS dành cho Domain name mà bạn đã đăng ký để tránh trường hợp Domain name của bạn không được trỏ đến đâu cả. Vì vậy, trong trường hợp bạn cần sự hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để bạn có được những dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.

11. Liên kết giữa Domain Name và Hosting - Domain Name Server (DNS)?

Việc liên kết giữa Domain name và Hosting để tạo ra một nền móng cho Website đòi hỏi phải có một yếu tố trung gian trên Internet, đó chính là DNS Name Servers (các máy chủ phân giải tên).
Dịch vụ Hosting tại NetNam sẽ cung cấp một DNS riêng để làm nhiệm vụ nối kết giữa Domain name với Hosting bạn đã đăng ký. Khi bạn đăng ký dịch vụ Hosting của NetNam, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các địa chỉ và dãy số IP để bạn trỏ Domain name của bạn tới như sau:
- Primary DNS: NS1.HCMC.NETNAM.VN – 203.162.6.70
- Secondary DNS: NS2.HCMC.NETNAM.VN – 203.162.6.71
Khi có được các địa chỉ và dãy số IP này, bạn chỉ cần khai báo trong hệ thống quản lý Domain name của bạn (điền địa chỉ hoặc dãy số IP hoặc cả 2 tùy theo yêu cầu).

12. Dịch vụ Hosting của NetNam có những tính năng?

Dung lượng Hosting lớn (tính theo MBytes) đảm bảo để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,... cần chia sẻ của khách hàng.
- Một trung tâm lưu trữ (Data Center) chuyên nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc tế.
- Hỗ trợ truy xuất máy chủ bằng nhiều giao thức để cập nhật thông tin.
- Có bandwidth (băng thông) lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của khách hàng.
- Hỗ trợ các công cụ lập trình phần mềm trên Internet và các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web,...
- Không bị chèn các banner quảng cáo của nhà cung cấp.
- HostServer có hỗ trợ rất nhiều tính năng.
- Có nhiều gói Hosting phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của bạn.

Những câu hỏi về Hosting (Phần 2)




5. Thế nào là Web space? Web hosting? dịch vụ URL Frame? Dịch vụ URL Forwarding? Liên kết 1 Domain name cới 1 Web space?
Web Space là nơi lưu trữ các trang Web của Website trên máy chủ. Tính chất của Web Space khác hẳn Web Hosting thông thường, Web Space chỉ là một phần nhỏ nằm trong lòng 1 Web Hosting. Các Web Hosting thông thường liên kết với Domain name qua các địa chỉ và dãy số IP, còn Web Space thì không. Web Space cũng có 1 địa chỉ URL độc lập để truy xuất đến nó (chính vì vậy nó có thể được coi như là 1 Website độc lập) và liên kết với Domain name thông qua 2 dịch vụ. Đó là các dịch vụ URL Frame và URL Forwarding.
Dịch vụ URL Frame sẽ tự động chuyển trình duyệt Web của bạn tới 1 Web Space hoặc 1 Website nào đó đã có sẵn khi người sử dụng truy cập tới Domain name của bạn.
Dịch vụ URL Forwarding sẽ tự động chuyển trình duyệt Web của bạn tới 1 Web Space hoặc 1 Website nào đó đã có sẵn khi người sử dụng truy cập tới Domain name của bạn.

6. Tôi muốn hosting của tôi có nhiều tên miền?
Với mỗi tài khoản hosting, bạn chỉ có thể host duy nhất 1 website. Tuy nhiên, chúng tôi cho phép sử dụng nhiều tên miền cho website đó (re-direct domain). Nghĩa là, khi gõ địa chỉ các tên miền này thì sẽ xuất hiện website giống nhau.

7. Có thể nâng cấp hosting được không?

Hoàn toàn được. Bạn hãy thông báo về quyết định nâng cấp Hosting và chúng tôi sẽ tiến hành nâng cấp cho bạn. Quá trình nâng cấp sẽ không ảnh hưởng đến nội dung và hoạt động trên Website của bạn.

8. Làm thế nào để tên miền chỉ về Web Hosting mà tôi đã thuê?


Khi bạn đăng ký 1 tên miền thì tên miền của bạn phải trỏ được vào Web Hosting mà bạn đăng ký. Trong trường hợp tên miền của bạn chưa trỏ về DNS server mà bạn đã đăng ký thì chúng tôi sẽ hướng dẫn, hoặc giúp bạn chuyển tên miền về DNS server của Web Hosting mà bạn đang thuê.

9. Thế nào là mật khẩu FTP?


Mật khẩu FPT dùng để đăng tải thông tin của website lên máy chủ Internet.

Những câu hỏi về Hosting (Phần 1)





1. Dịch vụ Hosting của NetNam là gì?
Dịch vụ Hosting là nơi lưu trữ tất cả các nội dung trang Web, các thông tin, tư liệu, hình ảnh,... của bạn trên một máy chủ Internet tại NetNam, NetNam đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa những người sử dụng Internet với nhau và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động. Nói một cách đơn giản, NetNam tương đương với trụ sở làm việc của một doanh nghiệp trong đời thường.

2. Băng thông?

Là bề rộng con đường xe chạy. Băng thông rộng thì nhiều người truy cập cùng một lúc không sao. băng thông hẹp thì dễ nghẽn mạch. Nếu nhiều người cùng vào web của bạn sẽ bị đá văng ra. Vì vậy bạn nên lực chọn những Trung tâm Dữ liệu lớn, các nhà ISP lớn như NETNAM.

3. Dung lượng?

Tùy theo mục đích trang web mà bạn chọn dung lượng tương ứng. Theo thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ server internet trung bình một website cần khoảng 100Mb. ít khi cần quá 200Mb. Một website với vài trang mang tính quảng cáo hàng hoá hay của nghệ sĩ chỉ cần 20Mb. Một website mang tính tích lũy bài vở như một thư viện điện tử có thể cần đến 100 hay 200Mb. Website chứa phần mềm khổng lồ thì phải vài trăm Mb (bằng với số lượng điã CD).

4. Tôi cần biết tính năng của một hostserver?

Khi chọn host bạn cần biết tính năng của Hostserver đó như thế nào Ví dụ: Server Unix, Linux hay Window, dung lượng bao nhiêu, băng thông, hỗ trợ kỹ thuật Frontpage extention, hỗ trợ ASP, CGI, PHP, SQL, My SQL,Server có bảo mật, an toàn hay không, có cho quyền bạn tự upload bất cứ lúc nào hay không, có bung quảng cáo trên web của bạn không, có quảng cáo ngầm hay không, có dịch vụ thương mại điện tử không (e-commercial)... Lý do bạn thuê Hosting để làm gì? ...chứa nội dung trang web, dịch vụ mail,hình ảnh, dữ liệu,...hay quảng cáo?

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Tính năng của Cloud Server

Tính năng Cloud Server


  1.     Được xây dựng trên các server vật lý DELL, Cisco, IBM chính hãng, sử dụng công nghệ Intel VT- x, FlexPriority, EPT và VPID giúp tăng hiệu xuất và khả năng xử lý của các Cloud Server
  2.     Đa dạng sự ảo hóa (ảo hóa phần cứng – Hardware Virtualization và ảo hóa hệ điều hành – Operating System Virtualization).
  3.     Hỗ trợ SSD (Solid State Drive) data caching, giúp việc truy xuất, khởi động, cài đặt các gói dữ liệu hoặc CloudServer nhanh hơn thông qua việc lưu các file hay truy xuất vào ổ SSD.
  4.     Cải thiện hiệu suất lưu trữ của Cloud Server bằng cách phân phối I/O trên các Server vật lý nhàn rỗi.
  5.     Đảm bảo tài nguyên server vật lý đúng cho Cloud Server.
  6.     Dễ dàng co giãn và mở rộng tài nguyên lưu trữ Cloud Server tới petabytes cũng như CPU, RAM…
  7.     Khắc phục một số nhược điểm của hệ thống SAN (Storage area network) của các hệ thống Cloud trước đây như chi phí (giá thành các Cloud Server sẽ có chi phí rẻ hơn nhưng tốc độ cao hơn nhiều), hiện tượng bottleneck (nghẽn cổ chai ổ cứng) do việc đọc ghi nhiều vào ổ cứng và đường local kết nối với SAN…

Cloud Server là gì?

    Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.

   Cốt lõi của Cloud server là công nghệ điện toán đám mây. Bài viết này sẽ giới thiệu về Cloud Server (Cloud VPS), các kiến thức cần biết nhằm đem đến cho người đọc những hiểu biết trực quan nhất về Cloud Server.

 

   Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin Internet càng ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển đó, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải đầu tư chi phí lớn cho khâu mua mới, bảo trì và vận hành máy chủ (server). Tuy nhiên với sự ra đời của công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), các tổ chức doanh nghiệp sẽ không phải đầu tư chi phí quá lớn cũng có thể sở hữu 1 chiếc server (máy chủ) để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, phát triển thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất.

   Các tổ chức doanh nghiệp có thể lựa chọn các máy chủ ảo hay VPS (Virtual Private Server) để có thể sử dụng như 1 server riêng cho nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngày nay các doanh nghiệp tổ chức có thể sử dụng công nghệ Cloud VPS với hiệu quả và công nghệ cao hơn. Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.

  Ngoài ra, Cloud Server của DigiStar có thêm những tính năng cao cấp mới điển hình như sử dụng giải pháp công nghệ Cloud Storage tiên tiến của Parallels dùng SSD Caching và phân bổ I/O đều trên các Server vật lý để khắc phục nhược điểm thắt cổ chai (bottleneck) của hệ thống SAN, mang lại cho CLoud Server mới của DigiStar một tốc độ đáng kinh ngạc.

Lợi ích của việc thuê máy chủ ảo (server vps)

 Những lợi ích từ dịch vụ thuê máy chủ ảo



- Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể khởi động lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, thuê máy chủ ảo vps hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.

- Thuê máy chủ ảo tiết kiệm được rất lớn chi phí đầu tư mua máy chủ server ban đầu.

- Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nhưng tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng.

- Ngoài việc thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác trên VPS thì người dùng còn có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như: truy cập Web bằng trình duyệt Web, download/upload bittorent với tốc độ cao…

- Máy chủ ảo như một giải pháp dung hòa giữa hosting và máy chủ riêng (dedicated server) theo cả khía cạnh chi phí và cách thức vận hành. Vì vậy giải pháp thuê máy chủ ảo phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn có một hệ thống máy chủ riêng biệt, toàn quyền quản lý với chi phí thấp.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Thuê máy chủ smart server

THUÊ MÁY CHỦ SMART SERVER
(thay thế hoàn hảo cho Dedicated Server truyền thống)



Hệ thống Server vật lý cực mạnh

Sử dụng toàn bộ phần cứng của IBM, 100% ổ cứng thể rắn SSD, Quang hoá toàn bộ kết nối LAN và kết nối ra băng thông hàng Gbps. Bạn
thuê máy chủ (Smart Server) cho phép triển khai các ứng dụng khác nhau, truy xuất dữ liệu cực nhanh, băng thông truyền tải dữ liệu lớn.


Khả năng chống tấn công mạng vượt trội

Bạn sử dụng dịch vụ thuê server tại Gdata sẽ được đội ngũ chuyên gia dầy dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật lại xử lý Smart Server cho bạn trên một hệ thống máy chủ chuyên dụng có băng thông cực lớn, Gdata giúp Bạn xây dựng hệ thống bảo mật vững chắc, hạn chế tối thiểu DDOS, khắc phục sau khi bị tấn công, đưa ra các giải pháp lâu dài để đảm bảo an toàn thông tin...


Uptime 99.99%

Khi 1 trong các Server vật lý thuộc Server pool xảy ra sự cố, tất cả máy chủ ảo trên đó sẽ được tự động (HA) di chuyển đến 1 trong các server vật lý còn lại, không làm gián đoạn các máy chủ Cloud VPS do vậy đảm bảo uptime 99.99%


An toàn dữ liệu tuyệt đối

Bạn ghi gì lên Cloud VPS thì nó đồng thời ghi lên một không gian Cloud VPS khác những thứ tương tự theo thời gian thực(onsite), ngoài ra chúng tôi rành riêng không gian Backup dữ liệu(offsite), Gdata không tự ý Backup dữ liệu của Bạn.


Linh hoạt & Quản trị dễ dàng

Thuê máy chủ Smart server cho phép tăng giảm tài nguyên(CPU, RAM, HDD) ngay tức thì, khả năng nhân rộng đơn giản, kết nối LAN dễ dàng, đơn giản hơn trong việc phòng chống DDOS...Quản lý thông qua cổng website, các giao thức SSH, Remote Desktop, Telnet….Theo dõi truy cập, truy xuất, lưu lượng.


Bạn đang chọn cách tối ưu nhất


Smart Server là sự thay thế hoàn hảo cho dịch vụ thuê máy chủ Dedicated, xoá đi tâm lý chuộng server riêng bởi vì có năng lực Server rất cao, nâng cấp dễ dàng, an toàn dữ liệu, không phiền hà về phần cứng và có chi phí thuê máy chủ thấp hơn rất nhiều.

Cloud VPS

   
  

  Cloud Server hoạt động trên nhiều kết nối Server vật lý. Điều này cho phép bạn có thể truy cập nhanh đến một nguồn cung cấp không giới hạn, môi trường lưu trữ truyền thống các nguồn tài nguyên này thường bị giới hạn trong một server vật lý. Chi phí của bạn được xác định bởi số lượng Node tài nguyên lựa chọn của bạn bao gồm của CPU, RAM, không gian lưu trữ và băng thông hàng tháng. Cloud Server  là hoàn toàn tùy biến và có thể mở rộng tài nguyên lên hoặc xuống để đáp ứng nhu cầu của bạn.

Ưu điểm của Cloud Server

Uptime 99.99%

Khi 1 trong các Server vật lý thuộc Server pool xảy ra sự cố, tất cả máy chủ ảo trên đó sẽ được tự động (HA) di chuyển đến 1 trong các server vật lý còn lại, không làm gián đoạn các máy chủ Cloud VPS do vậy đảm bảo uptime 99.99%

An toàn dữ liệu tuyệt đối

Bạn ghi gì lên Cloud VPS thì nó đồng thời ghi lên một không gian Cloud VPS khác những thứ tương tự theo thời gian thực(onsite), ngoài ra chúng tôi rành riêng không gian Backup dữ liệu(offsite), Gdata không tự ý Backup dữ liệu của Bạn.

Linh hoạt & Quản trị dễ dàng

Cloud VPS cho phép tăng giảm tài nguyên(CPU, RAM, HDD) ngay tức thì, khả năng nhân rộng đơn giản, kết nối LAN dễ dàng, đơn giản hơn trong việc phòng chống DDOS...Quản lý thông qua cổng website, các giao thức SSH, Remote Desktop, Telnet….Theo dõi truy cập, truy xuất, lưu lượng

Sử dụng ổ cứng thể rắn SSD làm vùng đệm

Sử dụng vùng đệm (Cache) bằng ổ cứng thể rắn SSD có tốc truy xuất cao hơn x10 lần so với sử dụng HDD thông thường.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Đấu giá và giữ chỗ tên miền (domain)





Quy định giữ chỗ Tên miền

  •     Hệ thống sẽ tạm giữ 1,000,000 đ/tên miền tiền đặt cọc
  •     Trong suốt quá trình đấu giá thì người tham gia đấu giá không được hủy đấu giá
  •     Nếu có người khác đấu giá cao hơn. Hệ thống sẽ thông báo đến những người đấu giá thấp hơn để có thể đặt giá đấu cao hơn
  •     Trong quá trình đấu giá nếu tên miền được gia hạn thì hệ thống sẽ hoàn tiền đặt cọc cho toàn bộ người tham gia đấu giá và đóng phiên đấu giá lại
  •     Sau khi chốt phiên đấu giá. Người trả giá cao nhất sẽ được đưa vào danh sách canh đăng ký tên miền. Đồng thời hệ thống sẽ hoàn tiền đặt cọc lại cho toàn bộ khách hàng đấu giá thất bại
  •     Nếu canh đăng ký thành công hệ thống sẽ tiến hành thêm dịch vụ vào hệ thống P.A Việt Nam và thông báo đến người thắng đấu giá
  •     Nếu canh đăng ký thất bại hệ thống sẽ hoàn tiền đấu giá cho người thằng đấu giá. Đồng thời chuyển trạng thái đấu giá tên miền thành thất bại

Quy định đấu giá Tên miền

  •     Hệ thống sẽ tạm giữ 1,000,000 đ/tên miền tiền đặt cọc
  •     Trong suốt quá trình đấu giá thì người tham gia đấu giá không được hủy đấu giá
  •     Nếu có người khác đấu giá cao hơn. Hệ thống sẽ thông báo đến những người đấu giá thấp hơn để có thể đặt giá đấu cao hơn
  •     Trong quá trình đấu giá nếu tên miền được gia hạn thì hệ thống sẽ hoàn tiền đặt cọc cho toàn bộ người tham gia đấu giá và đóng phiên đấu giá lại
  •     Sau khi chốt phiên đấu giá. Người trả giá cao nhất sẽ được đưa vào danh sách canh đăng ký tên miền. Đồng thời hệ thống sẽ hoàn tiền lại cho toàn bộ khách hàng đấu giá thất bại
  •     Sau khi chốt phiên đấu giá. Trong vòng 60 ngày kể từ khi tên miền đó hết hạn người chủ sở hữu cũ có quyền mua lại tên miền với giá cao = Mức đấu giá cao nhất + 1,000,000đ tiền phạt
  •     Nêu chủ sở hữu cũ đồng ý mua lại với giá cao thì hệ thống sẽ hủy phiên đấu giá hiện tại và hoàn tiền cho người thắng đấu giá. Đồng thời + 400,000đ vào tài khoản người thắng đấu giá
  •     Nếu sau 10 ngày kể từ khi chốt phiên đấu giá. Người chủ sở hữu không mua lại tên miền với giá cao. Hệ thống sẽ tiến hành thêm mới dịch vụ vào hệ thống của P.A Việt Nam. Đồng thời chuyển đổi thông tin chủ thể cũ sang chủ thể mới

Phân biệt web tĩnh và web động (web server)





1. Web tĩnh

- Trang web tĩnh thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ HTML, DHTML,…

- Trang web tĩnh thường được dùng để thiết kế các trang web có nội dung ít cần thay đổi và cập nhật.

- Website tĩnh là website chỉ bao gồm các trang web tĩnh và không có cơ sở dữ liệu đi kèm.

- Website tĩnh thích hợp với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới làm quen với môi trường Internet.

Trang web tĩnh và website tĩnh có các ưu và nhược điểm cơ bản dưới đây.

* Ưu điểm cơ bản:

Thiết kế đồ hoạ đẹp: Trang Web tĩnh thường được trình bày ấn tượng và cuốn hút hơn trang web động về phần mỹ thuật đồ hoạ vì chúng ta có thể hoàn toàn tự do trình bày các ý tưởng về đồ hoạ và mỹ thuật trên toàn diện tích từng trang web tĩnh.

- Tốc độ truy cập nhanh: Tốc độ truy cập của người dùng vào các trang web tĩnh nhanh hơn các trang web động vì không mất thời gian trong việc truy vấn cơ sở dữ liệu như các trang web động.

- Thân thiện hơn với các máy tìm kiếm (search engine) : Bởi vì địa chỉ URL của các .html, .htm,… trong trang web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động.

- Chi phí đầu tư thấp: Chi phí xây dựng website tĩnh thấp hơn nhiều so với website động vì không phải xây dựng các cơ sở dữ liệu, lập trình phần mềm cho website và chi phí cho việc thuê chỗ cho cơ sở dữ liệu, chi phí yêu cầu hệ điều hành tương thích (nếu có).

* Nhược điểm cơ bản:

- Khó khăn trong việc thay đổi và cập nhật thông tin: Muốn thay đổi và cập nhật nội dung thông tin của trang website tĩnh Bạn cần phải biết về ngôn ngữ html, sử dụng được các chương trình thiết kế đồ hoạ và thiết kế web cũng như các chương trình cập nhật file lên server.

- Thông tin không có tính linh hoạt, không thân thiện với người dùng: Do nội dung trên trang web tĩnh được thiết kế cố định nên khi nhu cầu về thông tin của người truy cập tăng cao thì thông tin trên website tĩnh sẽ không đáp ứng được.

- Khó tích hợp, nâng cấp, mở rộng: Khi muốn mở rộng, nâng cấp một website tĩnh hầu như là phải làm mới lại website.

2. Web động
- Web động là thuật ngữ được dùng để chỉ những website có cơ sở dữ liệu và được hỗ trợ bởi các phần mềm phát triển web.

- Với web động, thông tin hiển thị được gọi ra từ một cơ sở dữ liệu khi người dùng truy vấn tới một trang web. Trang web được gửi tới trình duyệt gồm những câu chữ, hình ảnh, âm thanh hay những dữ liệu số hoặc ở dạng bảng hoặc ở nhiều hình thức khác nữa.

Chẳng hạn ứng dụng cơ sở của bạn có chức năng như một công cụ thương mại điện tử (một cửa hàng trực tuyến) trưng bày catalogue sản phẩm trên website hay theo dõi kho hàng, khi một mặt hàng được giao, ngay lập tức những trang có liên quan đến sản phẩm đó phản ánh sự thay đổi này. Những website cơ sở dữ liệu còn có thể thực hiện những chức năng truyền và xử lý thông tin giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp.

- Web động thường được phát triển bằng các ngôn ngữ lập trình tiên tiến như PHP, ASP, ASP.NET, Java, CGI, Perl, và sử dụng các cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh như Access, My SQL, MS SQL, Oracle, DB2.

- Thông tin trên web động luôn luôn mới vì nó dễ dàng được bạn thường xuyên cập nhật thông qua việc Bạn sử dụng các công cụ cập nhật của các phần mềm quản trị web . Thông tin luôn được cập nhật trong một cơ sở dữ liệu và người dùng Internet có thể xem những chỉnh sửa đó ngay lập tức. Vì vậy website được hỗ trợ bởi cơ sở dữ liệu là phương tiện trao đổi thông tin nhanh nhất với người dùng Internet. Điều dễ nhận thấy là những website thường xuyên được cập nhật sẽ thu hút nhiều khách hàng tới thăm hơn những web site ít có sự thay đổi về thông tin.

- Web động có tính tương tác với người sử dụng cao. Với web động, Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng quản trị nội dung và điều hành website của mình thông qua các phần mềm hỗ trợ mà không nhất thiết Bạn cần phải có kiến thức nhất định về ngôn ngữ html, lập trình web.

    Bạn cũng có thể nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác: chẳng hạn bạn đã có sẵn những cơ sở dữ liệu như cơ sở dữ liệu sản phẩm, nhân sự, khách hàng hay bất kỳ cơ sở dữ liệu nào đó mà bạn muốn đưa thêm giao diện web vào để người dùng nội bộ hay người dùng Internet đều có thể sử dụng chương trình chỉ với trình duyệt web của mình.

- Tất cả các website Thương mại điện tử, các mạng thương mại, các mạng thông tin lớn, các website của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trên Net đều sử dụng công nghệ web động. Có thể nói web động là website của giới chuyên nghiệp hoạt động trên môi trường Internet.

Hoạt động của Web server (máy chủ web)

Máy chủ web và dịch vụ Web

   Khi bạn click chuột vào đường link đến một trang web bất kỳ hoặc đánh vào địa chỉ URL (Uniform Resource Locator) của nó, những hoạt động gì sẽ xẩy ra đằng sau đó để trang web hiển thị ra màn hình?



1. Nguyên tắc hoạt động của máy chủ web

    Giả sử có một người quen gọi điện thoại cho bạn: “Tôi vừa xem một trang web cung cấp dịch vụ máy chủ rất chuyên nghiệp! Bạn hãy đánh vào địa chỉ sau và xem thử nhé, địa chỉ trang web này là http://maychuvietnam.com.vn Khi bạn gõ dòng địa chỉ đó vào trình duyệt web và ấn Enter, trang web sẽ hiển thị trên màn hình của bạn.

   Làm thế nào mà trang web có thể hiển thị được như vậy? Cơ chế hoạt động của máy chủ web là gì?

   Các bước cơ bản trong tiến trình truyền tải trang web đến màn hình của bạn được thể hiện theo mô hình sau:

 Các tiến trình cơ bản

    Theo mô hình trên, trình duyệt web (bên trái) thực hiện một kết nối tới máy chủ web (bên phải), yêu cầu một trang web và nhận lại nó. Sau đây, là thứ tự từng bước cơ bản xảy đến đằng sau màn hình của bạn:

   Trình duyệt web tách địa chỉ website làm 3 phần:
  • Tên giao thức: “http”
  • Tên miền của máy chủ web: “http://maychuvietnam.com.vn”
  • Tên tệp HTML: “web-server.htm”

   Trình duyệt liên hệ với máy chủ tên miền (DNS Server) để chuyển đổi tên miền “http://maychuvietnam.com.vn” ra địa chỉ IP tương ứng. Sau đó, trình duyệt sẽ gửi tiếp một kết nối tới máy chủ của website có địa chỉ IP này qua cổng 80. Dựa trên giao thức HTTP, trình duyệt gửi yêu cầu GET đến máy chủ, yêu cầu tệp HTML “web-server.htm”. (Chú ý: một cookies cũng sẽ được gửi kèm theo từ trình duyệt web đến máy chủ).

   Tiếp đến, máy chủ sẽ gửi một file văn bản có các thẻ HTML đến trình duyệt web của bạn (một cookies khác cũng được gửi kèm theo từ máy chủ tới trình duyệt web, cookies này được ghi trên đầu trang của mỗi trang web).

   Trình duyệt web đọc các thẻ HTML để xác lập định dạng (hình thức trình bày) trang web và kết xuất nội dung trang ra màn hình của bạn.

    Trong giao thức HTTP nguyên bản, bạn cần cung cấp đầy đủ đường dẫn của tên tệp, ví dụ như “/” hoặc “/tên tệp.htm”. Sau đó, giao thức sẽ tự điều chỉnh để có thể đưa ra một địa chỉ URL đầy đủ. Điều này cho phép các công ty kinh doanh dịch vụ lưu trữ có thể lưu trữ nhiều tên miền ảo (virtual domains), có nghĩa nhiều tên miền cùng tồn tại trên một máy chủ và sử dụng cùng một địa chỉ IP duy nhất. Ví dụ, trên máy chủ của Máy chủ Việt Nam, địa chỉ IP là 123.30.171.44, nhưng nó có hàng trăm tên miền khác nhau cùng tồn tại.

    Rất nhiều máy chủ web đưa thêm các chế độ bảo mật trong nhiều tiến trình xử lý. Ví dụ, khi bạn truy cập vào một trang web và trình duyệt đưa ra một hộp hội thoại yêu cầu bạn đưa vào tên truy cập và mật khẩu, lúc này trang web mà bạn truy cập đã được bảo vệ bằng mật khẩu. Máy chủ web hỗ trợ người quản lý trang web duy trì một danh sách tên và mật khẩu cho phép những người được phép truy cập vào trang web. Đối với những máy chủ chuyên nghiệp, yêu cầu mức độ bảo mật lớn hơn, chỉ cho phép những kết nối đã được mã hóa giữa máy chủ và trình duyệt, do đó những thông tin nhạy cảm như mã số thẻ tín dụng… có thể được truyền tải tên Internet.

    Đó là tất cả những vấn đề cơ bản mà máy chủ Web họat động để truyền tải các trang web chuẩn hay còn gọi là trang web tĩnh. Các trang web tĩnh là những trang web không thay đổi, trừ khi người tạo ra trang web đó thay đổi lại.

2. Dịch vụ web

   Dịch vụ web (WS: Web Service) là một phương thức tích hợp các ứng dụng trên nền web. Mỗi ứng dụng trên nền web có thể sử dụng các thành phần khác nhau để tạo thành một dịch vụ web.

   Dòng tiến trình của một dịch vụ web bao gồm các bước sau:

   Dòng tiến trình của một dịch vụ web

1. Phát hiện – Tìm kiếm các dịch vụ web thích hợp trên một Web Site UDDI.

Tham khảo các chuẩn mới nhất: http://www.UDDI.org

2. Mô tả – Web Site UDDI trả lời bằng một tệp WSDL mô tả về dịch vụ web thích hợp cho ứng dụng client.

Tham khảo các chuẩn mới nhất: http://www.w3.org/2002/ws/desc/

3. Tạo Proxy – Tạo ra một Proxy cục bộ cho dịch vụ từ xa. Hiện nay không có chuẩn cho việc này.

Proxy chuyển một phương tiện khởi động phương thức (method invocation) của đối tượng thành một thông báo XML và ngược lại.

4. Tạo thông báo SOAP – Tạo ra một thông báo SOAP/XML và gửi đến địa chỉ URL được xác định trong tệp WSDL.

Tham khảo các chuẩn mới nhất:

http://www.w3.org/

http://www.ws-i.org

5. Nhận cuộc gọi và diễn dịch – SOAP Listener là một bộ phận chương trình chạy trên máy chủ để thu nhận cuộc gọi và diễn dịch nó cho dịch vụ web.

6. Thực hiện – Dịch vụ Web thực hiện các chức năng của mình và trả kết quả về cho client, thông qua listener và proxy.

  Cấu trúc công nghệ của dịch vụ web

    Dịch vụ web là một thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn và bản thân nó cần được giải thích bằng một số khái niệm của công nghệ thông tin như các chuẩn SOAP/XML, UDDI và WSDL:

   UDDI là một chuẩn qui định loại Web Site đặc biệt chuyên cung cấp thông tin về vị trí của các dịch vụ web có trên mạng.

   WSDL là một ngôn ngữ chuẩn cho phép mô tả tính năng của các dịch vụ web.

   SOAP (Simple Object Access Protocol) là một giao thức chuẩn trao đổi thông tin giữa các dịch vụ web.

   XML là chuẩn ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản có thể mở rộng với những sơ đồ mô tả tài liệu (DTD Schema).

   Chính việc trao đổi thông tin giữa các dịch vụ web đòi hỏi sử dụng nhiều công nghệ phải làm việc trơn tru với nhau.

   Dịch vụ web là một phương thức chuẩn để tích hợp các ứng dụng trên nền web (Web-based Applications). Các ứng dụng có thể sử dụng các thành phần khác nhau để tạo thành một dịch vụ, ví dụ như máy chủ chạy một trang web thương mại điện tử kết nối với cổng thanh toán điện tử qua một giao diện lập trình ứng dụng (API). Nếu ta tạo một ứng dụng web bởi công nghệ .NET của Microsoft thì thành phần trên máy chủ chính là hệ thống cung cấp trang HTML (IIS: Internet Information System), còn các thành phần thanh toán và các thành phần .NET được coi là các cấu kiện bên ngoài (component). Các thành phần này được gọi bởi phương thức SOAP (khác phương thức POST, GET thường dùng với HTML) nên không bị gặp phải tường lửa (firewall) khi truy cập các thành phần bên ngoài máy chủ. Và toàn bộ các thành phần đó gọi là một dịch vụ web.

  Dịch vụ web cho phép các tổ chức thực hiện truyền thông dữ liệu mà không cần phải có kiến thức về hệ thống tin học bị che giấu ở phía sau tường lửa. Một số dịch vụ web hiện nay có sẵn hoặc thậm chí miễn phí và càng ngày càng hướng dần vào phục vụ các cơ quan và doanh nghiệp.

WEB SERVER là gì?

Web Server (máy phục vụ Web): máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là Web Server. Tất cả các Web Server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html, tuy nhiên mỗi Web Server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx...; Apache dành cho *.php...; Sun Java System Web Server của SUN dành cho *p...



   Máy Web Server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên quan khác. (các mã Script, các chương trình, và các file Multimedia)

   Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP - giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác.

   Tất cả các Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một Domain Name. Giả sử khi bạn đánh vào thanh Address trên trình duyệt của bạn một dòng http://www.abc.com sau đó gõ phím Enter bạn sẽ gửi một yêu cầu đến một Server có Domain Name là www.abc.com. Server này sẽ tìm trang Web có tên là index.htm rồi gửi nó đến trình duyệt của bạn.

   Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở thành một Web Server bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet.

   Khi máy tính của bạn kết nối đến một Web Server và gửi đến yêu cầu truy cập các thông tin từ một trang Web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu và gửi lại cho bạn những thông tin mà bạn mong muốn.

   Giống như những phần mềm khác mà bạn đã từng cài đặt trên máy tính của mình, Web Server Software cũng chỉ là một ứng dụng phần mềm. Nó được cài đặt, và chạy trên máy tính dùng làm Web Server, nhờ có chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng (Internet, Intranet).

   Web Server Software còn có thể được tích hợp với CSDL (Database), hay điều khiển việc kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web và truyền tải chúng đến người dùng.

   Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập.

IBM X3650M4 - Máy chủ (server) IBM thế hệ mới E5-2600 Series

Thiết kế năng lượng hiệu quả,hỗ trợ nhiều Core, nhiều bộ nhớ và dung lượng dữ liệu trong một thiết  kế 2U có khả năng mở rộng dễ dàng để phục vụ và quản lý cho nhu cầu doanh nghiệp của bạn.



    Với sức mạnh tính toán trên mỗi watt và bộ vi xử lý Intel Xeon mới nhất, bạn có thể giảm chi phí trong khi vẫn duy trì tốc độ và độ tin cậy cao.Ứng dụng cho: cơ sở dữ liệu, ảo hóa, các ứng dụng doanh nghiệp, hợp tác / email, phương tiện truyền thông, web, HPC, Microsoft RemoteFX, và các ứng dụng điện toán đám mây .

 Các tính năng chính

 x3650 M4 là một máy chủ nổi bật với thiết kế 2U,2-socket,đáp ứng cho nhu cầu  kinh doanh quan trọng, cung cấp nhằm cải thiện hiệu suất và trả tiền khi bạn phát triển sự linh hoạt cùng với các tính năng mới nhằm cải thiện khả năng quản lý máy chủ. Hệ thống mạnh mẽ này được thiết kế cho các ứng dụng kinh doanh quan trọng nhất và triển khai điện toán đám mây tính của bạn.

 Kết hợp hiệu suất cân bằng và tính linh hoạt,x3650 M4 là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các doanh nghiệp lớn. Nó có thể cung cấp thời gian hoạt động xuất sắc để giữ cho các ứng dụng kinh doanh quan trọng và triển khai điện toán đám mây đang chạy một cách an toàn. Dễ sử dụng và hệ thống công cụ quản lý toàn diện làm cho nó dễ dàng để triển khai.nổi bật với RAS và thiết kế cao hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh của bạn và giúp tiết kiệm chi phí hoạt động.

   Khai Triển và hiệu suất

 - x3650 M4 cung cấp rất nhiều tính năng để tăng hiệu suất, cải thiện khả năng mở rộng, và giảm chi phí:

 - bộ xử lý Intel Xeon E5-2600 product family cải thiện năng suất bằng cách cung cấp hiệu năng hệ thống cao cấp với bộ vi xử lý 8-core và lên tới tốc độ 2,9 GHz ,lên đến 20 MB bộ nhớ cache L3, và hai tương kết dẫn 8GT/s QPI .

  Lên đến hai bộ xử lý 16 cores và 32 threads , tối đa hóa việc thực hiện đồng thời của các ứng dụng đa luồng.

  Hiệu năng hệ thống thông minh và tích hợp với Intel Turbo Boost Technology 2.0 cho phép các lõi CPU chạy ở tốc độ tối đa trong khối lượng công việc cao điểm bằng cách tạm thời  xử lý vượt TDP.

  Công nghệ Intel Hyper-Threading boosts , tăng tốc cho các ứng dụng đa luồng bằng cách cho phép đồng thời đa luồng trong mỗi lõi xử lý, lên đến hai threads trên mỗi core.

  Công nghệ ảo hóa tích hợp sẵn trong phần cứng cho phép nhà cung cấp hệ điều hành để sử dụng các phần cứng tốt hơn cho khối lượng công việc ảo hóa.

  Intel Advanced Vector Extensions (AVT) cải thiện đáng kể hiệu suất cho các ứng dụng tính toán chuyên sâu kỹ thuật và khoa học nổi điểm so với bộ vi xử lý Intel Xeon 5600.

  24 khe cắm Ram 1333 MHz và bộ nhớ DDR3 ECC cung cấp tốc độ, tính sẵn sàng cao, và khả năng mở rộng bộ nhớ lên đến 768 GB (chạy ở 1066 MHz).

  Lý thuyết băng thông bộ nhớ tối đa của Intel Xeon processor E5 family là 51,6 GB / s, cải thiện 60% so với thế hệ của bộ vi xử lý Intel Xeon trước đó.

   Việc sử dụng các ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) thay vì ổ đĩa truyền thống (ổ cứng quay) có thể cải thiện đáng kể hiệu năng I / O. Ổ SSD có thể hỗ trợ lên đến hơn 100 lần các hoạt động I / O mỗi giây (IOPS) so với một ổ cứng thông thường.

  Hỗ trợ 16 khoang ổ đĩa, cùng với các sao lưu nội bộ và một ổ đĩa quang option, cung cấp một nền tảng linh hoạt và khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của bạn.

 Các máy chủ có tích hợp  cổng 4 Gigabit Ethernet và hai tùy chọn cổng Ethernet 10 Gb mezzanine cards mà không không hao tốn khe PCIe.

 Các máy chủ cung cấp khả năng mở rộng PCI Express 3.0 I/O để cải thiện băng thông tối đa lý thuyết 60%(8GT/s cho mỗi liên kết) so với thế hệ trước của PCI Express 2.0.

Với công nghệ Intel tích hợp I/O, bộ điều khiển PCI Express 3.0 được tích hợp vào bộ vi xử lý Intel Xeon  processor E5 family. Sự tích hợp này giúp làm giảm đáng kể độ trễ I/O và tăng hiệu suất hệ thống tổng thể.

 Tính khả dụng và tính bảo trì

     x3650 M4 cung cấp nhiều tính năng để đơn giản hóa việc bảo trì và tăng thời gian hoạt động của hệ thống:

 1.    Các máy chủ cung cấp bộ nhớ mirroring  và bộ nhớ rank sparing để dự phòng trong trường hợp non-correctable của một bộ nhớ không thể sửa chữa được.

 2.    Công cụ bao gồm việc cung cấp truy cập dễ dàng để tháo lắp nâng cấp và các linh kiện part, chẳng hạn như CPU, Ram, và adapter cards

 3.    Các máy chủ cung cấp trao đổi nóng ổ đĩa (hot-swap), hỗ trợ dự phòng RAID cho việc  bảo vệ dữ liệu và thời gian hoạt động hệ thống tốt hơn.

4.      Các máy chủ có hai nguồn cung cấp điện dự phòng hot-swap và bốn hot-swap động cơ kép N + N ,các Fans dự phòng để cung cấp sẵn có cho các ứng dụng kinh doanh quan trọng.

 5.    Phân tích lỗi tiên đoán (PFA),phát hiện khi các thành phần hệ thống (processors, VRMs,memory,HDDs, fans, and power supplies) hoạt động bên ngoài ngưỡng tiêu chuẩn và tạo ra các cảnh báo chủ động trước một thất bại có thể, do đó tăng thời gian hoạt động.

 6.    Ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) cung cấp độ tin cậy tốt hơn đáng kể so với ổ cứng truyền cho thời gian hoạt động lớn hơn.

 7.    Tích hơp sẵn Management Module Version II (IMM2), liên tục giám sát các thông số hệ thống, tạo ra cảnh báo, và thực hiện khôi phục hành động trong trường hợp thất bại để giảm thiểu thời gian chết.

8.    Tích hợp  chẩn đoán, Dynamic Systems Analysis (DSA) , tăng tốc độ công việc việc xử lý sự cố để giảm thời gian dịch vụ.

 9.    Baỏ hành với dịch vụ 24x7.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Nhiệm vụ của PROXY

Proxy làm nhiệm vụ gì ?

    Proxy là một Internet server làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin và kiểm soát tạo sự an toàn cho việc truy cập Internet của các máy khách, còn gọi là khách hàng sử dụng dịch vụ internet. Trạm cài đặt proxy gọi là proxy server. Proxy hay trạm cài đặt proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định. Ví dụ: 123.234.111.222:80.Địa chỉ IP của proxy trong ví dụ là 123.234.111.222 và cổng truy cập là 80.



Chức năng của proxy

     Một số hãng và công ty sử dụng proxy với mục đích: Giúp nhiều máy tính truy cập Internet thông qua một máy tính với tài khoản truy cập nhất định, máy tính này được gọi là Proxy server. Chỉ duy nhất máy Proxy này cần modem và account truy cập internet, các máy client (các máy trực thuộc) muốn truy cập internet qua máy này chỉ cần nối mạng LAN tới máy Proxy và truy cập địa chỉ yêu cầu. Những yêu cầu của người sử dụng sẽ qua trung gian proxy server thay thế cho server thật sự mà người sử dụng cần giao tiếp, tại điểm trung gian này công ty kiểm soát được mọi giao tiếp từ trong công ty ra ngoài internet và từ internet vào máy của công ty. Sử dụng Proxy, công ty có thể cấm nhân viên truy cập những địa chỉ web không cho phép, cải thiện tốc độ truy cập nhờ sự lưu trữ cục bộ các trang web trong bộ nhớ của proxy server và giấu định danh địa chỉ của mạng nội bộ gây khó khăn cho việc thâm nhập từ bên ngoài vào các máy của công ty.

     Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền internet: Do internet có nhiều lượng thông tin mà theo quan điểm của từng quốc gia, từng chủng tộc hay địa phương mà các nhà cung cấp dịch vụ internet khu vực đó sẽ phối hợp sử dụng proxy với kỹ thuật tường lửa để tạo ra một bộ lọc gọi là firewall proxy nhằm ngăn chặn các thông tin độc hại hoặc trái thuần phong mỹ tục đối với quốc gia, chủng tộc hay địa phương đó. Địa chỉ các website mà khách hàng yêu cầu truy cập sẽ được lọc tại bộ lọc này, nếu địa chỉ không bị cấm thì yêu cầu của khách hàng tiếp tục được gửi đi, tới các DNS server của các nhà cung cấp dịch vụ. Firewall proxy sẽ lọc tất cả các thông tin từ internet gửi vào máy của khách hàng và ngược lại.

Ý nghĩa của proxy

Proxy không chỉ có giá trị bởi nó làm được nhiệm vụ của một bộ lọc thông tin, nó còn tạo ra được sự an toàn cho các khách hàng của nó, firewal Proxy ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của các đối tượng không mong muốn vào máy của khách hàng. Proxy lưu trữ được các thông tin mà khách hàng cần trong bộ nhớ, do đó làm giảm thời gian truy tìm làm cho việc sử dụng băng thông hiệu quả.

Proxy server giống như một vệ sĩ bảo vệ khỏi những rắc rối trên Internet. Một Proxy server thường nằm bên trong tường lửa, giữa trình duyệt web và server thật, làm chức năng tạm giữ những yêu cầu Internet của các máy khách để chúng không giao tiếp trực tiếp Internet. Người dùng sẽ không truy cập được những trang web không cho phép (bị cấm).

Mọi yêu cầu của máy khách phải qua Proxy server, nếu địa chỉ IP có trên proxy, nghĩa là website này được lưu trữ cục bộ, trang này sẽ được truy cập mà không cần phải kết nối Internet, nếu không có trên Proxy server và trang này không bị cấm, yêu cầu sẽ được chuyển đến server thật, DNS server… và ra Internet. Proxy server lưu trữ cục bộ các trang web thường truy cập nhất trong bộ đệm để giảm chi phí kết nối, giúp tốc độ duyệt web nhanh hơn.

Proxy server bảo vệ mạng nội bộ khỏi bị xác định bởi bên ngoài bằng cách mang lại cho mạng hai định danh: một cho nội bộ, một cho bên ngoài. Điều này tạo ra một “bí danh” đối với thế giới bên ngoài và gây khó khăn đối với nếu người dùng “tự tung tự tác” hay các hacker muốn xâm nhập trực tiếp máy tính nào đó.
Cách sử dụng proxy hiệu quả

Do các proxy có quy mô bộ nhớ khác nhau và số lượng người đang sử dụng proxy nhiều-ít khác nhau, Proxy server hoạt động quá tải thì tốc độ truy cập internet của khách hàng có thể bị chậm. Mặt khác một số website khách hàng có đầy đủ điều kiện nhân thân để đọc, nghiên cứu nhưng bị tường lửa chặn không truy cập được thì biện pháp đổi proxy để truy cập là điều cần thiết nhằm đảm bảo công việc. Do đó người sử dụng có thể chọn proxy server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng proxy mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ IP của proxy vào cửa sổ internet option của trình duyệt trong máy của mình. Sử dụng proxy server khác (phải trả phí hoặc miễn phí) thì phải điền địa chỉ IP của proxy server vào cửa sổ internet option của trình duyệt.Proxy làm nhiệm vụ gì ?

Proxy là một Internet server làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin và kiểm soát tạo sự an toàn cho việc truy cập Internet của các máy khách, còn gọi là khách hàng sử dụng dịch vụ internet. Trạm cài đặt proxy gọi là proxy server. Proxy hay trạm cài đặt proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định. Ví dụ: 123.234.111.222:80.Địa chỉ IP của proxy trong ví dụ là 123.234.111.222 và cổng truy cập là 80.
Chức năng của proxy

Một số hãng và công ty sử dụng proxy với mục đích: Giúp nhiều máy tính truy cập Internet thông qua một máy tính với tài khoản truy cập nhất định, máy tính này được gọi là Proxy server. Chỉ duy nhất máy Proxy này cần modem và account truy cập internet, các máy client (các máy trực thuộc) muốn truy cập internet qua máy này chỉ cần nối mạng LAN tới máy Proxy và truy cập địa chỉ yêu cầu. Những yêu cầu của người sử dụng sẽ qua trung gian proxy server thay thế cho server thật sự mà người sử dụng cần giao tiếp, tại điểm trung gian này công ty kiểm soát được mọi giao tiếp từ trong công ty ra ngoài internet và từ internet vào máy của công ty. Sử dụng Proxy, công ty có thể cấm nhân viên truy cập những địa chỉ web không cho phép, cải thiện tốc độ truy cập nhờ sự lưu trữ cục bộ các trang web trong bộ nhớ của proxy server và giấu định danh địa chỉ của mạng nội bộ gây khó khăn cho việc thâm nhập từ bên ngoài vào các máy của công ty.

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền internet: Do internet có nhiều lượng thông tin mà theo quan điểm của từng quốc gia, từng chủng tộc hay địa phương mà các nhà cung cấp dịch vụ internet khu vực đó sẽ phối hợp sử dụng proxy với kỹ thuật tường lửa để tạo ra một bộ lọc gọi là firewall proxy nhằm ngăn chặn các thông tin độc hại hoặc trái thuần phong mỹ tục đối với quốc gia, chủng tộc hay địa phương đó. Địa chỉ các website mà khách hàng yêu cầu truy cập sẽ được lọc tại bộ lọc này, nếu địa chỉ không bị cấm thì yêu cầu của khách hàng tiếp tục được gửi đi, tới các DNS server của các nhà cung cấp dịch vụ. Firewall proxy sẽ lọc tất cả các thông tin từ internet gửi vào máy của khách hàng và ngược lại.

Ý nghĩa của proxy

    Proxy không chỉ có giá trị bởi nó làm được nhiệm vụ của một bộ lọc thông tin, nó còn tạo ra được sự an toàn cho các khách hàng của nó, firewal Proxy ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của các đối tượng không mong muốn vào máy của khách hàng. Proxy lưu trữ được các thông tin mà khách hàng cần trong bộ nhớ, do đó làm giảm thời gian truy tìm làm cho việc sử dụng băng thông hiệu quả.

    Proxy server giống như một vệ sĩ bảo vệ khỏi những rắc rối trên Internet. Một Proxy server thường nằm bên trong tường lửa, giữa trình duyệt web và server thật, làm chức năng tạm giữ những yêu cầu Internet của các máy khách để chúng không giao tiếp trực tiếp Internet. Người dùng sẽ không truy cập được những trang web không cho phép (bị cấm).

    Mọi yêu cầu của máy khách phải qua Proxy server, nếu địa chỉ IP có trên proxy, nghĩa là website này được lưu trữ cục bộ, trang này sẽ được truy cập mà không cần phải kết nối Internet, nếu không có trên Proxy server và trang này không bị cấm, yêu cầu sẽ được chuyển đến server thật, DNS server… và ra Internet. Proxy server lưu trữ cục bộ các trang web thường truy cập nhất trong bộ đệm để giảm chi phí kết nối, giúp tốc độ duyệt web nhanh hơn.

   Proxy server bảo vệ mạng nội bộ khỏi bị xác định bởi bên ngoài bằng cách mang lại cho mạng hai định danh: một cho nội bộ, một cho bên ngoài. Điều này tạo ra một “bí danh” đối với thế giới bên ngoài và gây khó khăn đối với nếu người dùng “tự tung tự tác” hay các hacker muốn xâm nhập trực tiếp máy tính nào đó.

Cách sử dụng proxy hiệu quả

    Do các proxy có quy mô bộ nhớ khác nhau và số lượng người đang sử dụng proxy nhiều-ít khác nhau, Proxy server hoạt động quá tải thì tốc độ truy cập internet của khách hàng có thể bị chậm. Mặt khác một số website khách hàng có đầy đủ điều kiện nhân thân để đọc, nghiên cứu nhưng bị tường lửa chặn không truy cập được thì biện pháp đổi proxy để truy cập là điều cần thiết nhằm đảm bảo công việc. Do đó người sử dụng có thể chọn proxy server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng proxy mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ IP của proxy vào cửa sổ internet option của trình duyệt trong máy của mình. Sử dụng proxy server khác (phải trả phí hoặc miễn phí) thì phải điền địa chỉ IP của proxy server vào cửa sổ internet option của trình duyệt.

PROXY SERVER - Hoạt động và phân loại




1. Hoạt động của Proxy Server

    Nguyên tắc hoạt động cơ bản của proxy Server là : Proxy server xác định những yêu cầu từ phía client và quyết định đáp ứng hay không đáp ứng, nếu yêu cầu được đáp ứng, proxy server sẽ kết nối tới server thật thay cho client và tiếp tục chuyển tiếp đến những yêu cầu từ client đến server, cũng như đáp ứng những yêu cầu của server đến client.

    Để hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của Proxy Server chúng ta tìm hiểu về phân loại các hệ thống proxy.

Dạng kết nối trực tiếp

   Phương pháp đầu tiên được sử dụng trong kỹ thuật Proxy là cho người sử dụng kết nối trực tiếp đến Firewall Proxy, sử dụng địa chỉ của Firewall và số cổng của Proxy (ví dụ  proxy 221.7.197.130:3128 cổng của proxy là 3128), sau đó Proxy hỏi người sử dụng cho địa chỉ của host hướng đến, đó là một phương pháp brute force (vét cạn) sử dụng bởi Firewall một cách dễ dàng.

   Và đó cũng là một vài nguyên nhân tại sao nó là phương pháp ít thích hợp.

    Trước tiên, yêu cầu người sử dụng biết địa chỉ của Firewall, kế tiếp nó yêu cầu người sử dụng nhập vào hai địa chỉ cho mỗi sự kết nối: Địa chỉ của Firewall và địa chỉ của đích hướng đến. Cuối cùng nó ngăn cản những ứng dụng hoặc những nguyên bản trên máy tính của người sử dụng điều đó tạo ra sự kết nối cho người sử dụng, bởi vì chúng sẽ không biết như thế nào điều khiển những yêu cầu đặc biệt cho sự truyền thông với Proxy.

Dạng thay đổi client


    Phương pháp kế tiếp sử dụng Proxy setup phải thêm vào những ứng dụng tại máy tính của người sử dụng. Người sử dụng thực thi những ứng dụng đặc biệt đó với việc tạo ra sự kết nối thông qua Firewall. Người sử dụng với ứng dụng đó hành động chỉ như những ứng dụng không sửa đổi. Người sử dụng cho địa chỉ của host đích hướng tới. Những ứng dụng thêm vào biết được địa chỉ Firewall từ file config (file thiết lập) cục bộ, cài đặt sự kết nối đến ứng dụng Proxy trên Firewall, và truyền cho nó địa chỉ cung cấp bởi người sử dụng. Phương pháp này rất có hiệu quả và có khả năng che dấu người sử dụng, tuy nhiên, cần có một ứng dụng Client thêm vào cho mỗi dịch vụ mạng là một đặc tính trở ngại.

2. Phân loại proxy – Đặc điểm từng loại.
HTTP Proxy

    HTTP Proxy là một proxy server phổ biến nhất. Trước đây, với sự trợ giúp của loại Proxy này, ta chỉ có thể xem trang Web, hình ảnh, và tải file. Tuy nhiên, ngày ngay, các phiên bản chương trình mới (ICQ,..) đã biết cách làm việc xuyên qua các Proxy Server loại này. Bất kỳ phiên bản trình duyệt nào cũng có thể làm việc với chúng.

SOCKS Proxy

    Các Proxy Server loại này biết cách làm việc với bất kỳ loại thông tin nào trên Internet (mạng dùng giao thức TCP/IP), tuy nhiên cách dùng của chúng trong các chương trình nên được chỉ rõ là có khả năng làm việc với Socks proxy. Cần phải có chương trình phụ thêm nào đó để dùng Socks Proxy với trình duyệt (các trình duyệt không biết cách làm việc xuyên qua các Socks proxy). Tuy nhiên, bất kỳ phiên bản ICQ nào (và nhiều chương trình thông dụng khác) cũng có thể làm việc hoàn hảo thông qua các Socks proxies.

CGI Proxy

    Loại Proxy Server chỉ có thể được truy cập với trình duyệt mà thôi. Trong các chương trình khác, việc dùng loại proxy này là phức tạp (và người ta không cần thiết điều đó, vì đã có các HTTP proxies). Tuy nhiên, bởi loại proxy này lúc đầu được thiết kế là để làm việc với trình duyệt, người ta có thể dùng nó một cách rất đơn giản. Hơn thế nữa, ta có thể tạo cấu trúc chuỗi từ các proxy loại này một cách khá dễ dàng.

FTP proxy
    Loại proxy này được chuyên biệt hóa để chỉ làm việc với các máy chủ truyền file (FTP servers), ta có thể dùng các proxy loại này trong hầu hết các trình quản lý file (FAR. Windows Commander, v,v.), các trình tải file thông dụng (CuteFTP, GetRight, v,v.) và trong các trình duyệt.


Tại sao lại dùng PROXY SERVER?

Chúng ta sẽ đi sâu hơn về các tính năng chính của Proxy Server để hiểu vì sao lại dùng Proxy Server.

     Các tính năng chính của Proxy server gồm 3 chức năng chính
  •     Tường lửa và filtering.
  •     Chia sẻ kết nối.
  •     Caching.

Tường lửa và filtering (Tính lọc ứng dụng)



    Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền internet: Do internet có nhiều lượng thông tin mà theo quan điểm của từng quốc gia, từng chủng tộc hay địa phương mà các nhà cung cấp dịch vụ internet khu vực đó sẽ phối hợp sử dụng proxy với kỹ thuật tường lửa để tạo ra một bộ lọc gọi là firewall proxy nhằm ngăn chặn các thông tin độc hại hoặc trái thuần phong mỹ tục đối với quốc gia, chủng tộc hay địa phương đó. Địa chỉ các website mà khách hàng yêu cầu truy cập sẽ được lọc tại bộ lọc này, nếu địa chỉ không bị cấm thì yêu cầu của khách hàng tiếp tục được gửi đi, tới các DNS server của các nhà cung cấp dịch vụ. Firewall proxy sẽ lọc tất cả các thông tin từ internet gửi vào máy của khách hàng và ngược lại.

Chia sẻ kết nối với Proxy Server

    Nhiều sản phẩm phần mềm dành cho chia sẻ kết nối trên các mạng gia đình đã xuất hiện trong một số năm gần đây. Mặc dù vậy, trong các mạng kích thước lớn và trung bình, proxy server vẫn là giải pháp cung cấp sự mở rộng và hiệu quả trong truy cập Internet. Thay cho việc gán cho mỗi máy khách một kết nối Internet trực tiếp thì trong trường hợp này, tất cả các kết nối bên trong đều có thể được cho qua một hoặc nhiều proxy và lần lượt kết nối ra ngoài.

Proxy Servers và Caching



    Caching của các trang web có thể cải thiện chất lượng dịch vụ của một mạng theo 3 cách. Thứ nhất, nó có thể bảo tồn băng thông mạng, tăng khả năng mở rộng. Tiếp đến, có thể cải thiện khả năng đáp trả cho các máy khách. Ví dụ, với một HTTP proxy cache, Web page có thể load nhanh hơn trong trình duyệt web. Cuối cùng, các proxy server cache có thể tăng khả năng phục vụ. Các Web page hoặc các dòng khác trong cache vẫn còn khả năng truy cập thậm chí nguồn nguyên bản hoặc liên kêt mạng trung gian bị offline.

Chúng ta đã thấy những ưu điểm của proxy server ,vậy proxy server có khuyết điểm gì không ?
  • Khuyết điểm đầu tiên mà chúng ta thấy do không truy xuất trực tiếp ra bên ngoài mà phải không qua một proxy Server nên tốc độ truy xuất chậm hơn so với thực tế .
  • Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiếm một proxy server còn sống (alive) để sử dụng .Và nguy cơ có thể bị tấn công nếu proxy server đó mang thông tin nguy hiểm như hacker lập ra để phúc vụ mục đích xấu.
  • Đôi khi cần một proxy khác nhau cho mỗi nghi thức, bởi vì proxy server phải hiểu nghi thức đó để xác định những gì được phép và không được phép. Để thực hiện nhiệm vụ như là client đến server thật và server thật đến proxy client, sự kết hợp , install và config tất cả những server khác nhau đó có thể rất khó khăn .
  • Mặc dù phần mềm proxy có hiệu quả rộng rải những dịch vụ lâu đời và đơn giàn như FPT và Telnet, những phần mềm mới và ít được sử dụng rộng rãi thì hiếm khi thấy. Thường đó chính là sự chậm trễ giữa thời gian  xuất hiện một dịch vụ mới và proxy cho dịch vụ đó, khoảng thời gian phụ thuộc vào phương pháp thiết kế proxy cho dịch vụ đó, điều này cho thấy khá khó khăn khi đưa dịch vụ mới vào hệ thống khi chưa có proxy cho nó thì nên đặt bên ngoài fire wall, bởi vì nếu đặt bên trong hệ thống thì đó chính là yếu điểm.
  • Nếu chúng ta “chịu khó” bỏ qua những khuyết điểm của Proxy Server ,và   những hiệu quả của Proxy Server mang lại thì chúng ta sẽ có một lá chắn tốt cho hệ thống .

PROXY




1.Proxy là gì?

    Proxy: Chỉ một hệ thống Computer hoặc một Router tách biệt kết nối, giữa người gửi (Sender) và người nhận (Receiver). Nó đóng vai trò là một hệ thống chuyển tiếp (Relay) giữa 2 đối tượng: Client (muốn truy cập tài nguyên) và Server (cung cấp tài nguyên mà Client cần).

    Nhờ chức năng chuyển tiếp (trung chuyển có kiểm soát) này, các hệ thống Proxy (hay Proxy servers trạm cài đặt proxy) được sử dụng để giúp ngăn chặn attacker xâm nhập vào Mạng nội bộ và các proxy cũng là một trong những công cụ được sử dụng để xây dựng Firewall trong Mạng của các tổ chức có nhu cầu truy cập Internet.

    Từ proxy còn có nghĩa “hành động nhân danh một người khác” và thực sự Proxy server đã làm điều đó, nó hành động nhân danh cho Client và cả Server . Tất cả các yêu cầu từ Client ra Internet trước hết phải đến Proxy, Proxy kiểm tra xem yêu cầu nếu được cho phép,  sẽ chuyển tiếp có kiểm soát yêu cầu ra Internet đến server cung cấp dịch vụ (Internet Hosts). Và cũng tương tự sẽ phản hồi (response) hoặc khởi hoạt các yêu cầu đã được kiểm tra từ Internet và chuyển yêu cầu này đến Client. Cả hai Client và Server nghĩ rằng chúng nói chuyện trực tiếp với nhau nhưng thực sự chỉ “talk” trực tiếp với Proxy.

Tóm lại hiểu một cách đơn giản và trực quan nhất

    Proxy chỉ một hệ thống Computer hoặc một Router tách biệt kết nối, giữa người gửi (Sender) và người nhận (Receiver)  proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định.(tất nhiên là phải khác nhau theo từng địa phương và từng nước)

Ví dụ: 77.71.0.149:8080. Địa chỉ IP của proxy trong ví dụ là 77.71.0.149 và cổng truy cập là 8080.

2.Proxy Server
  • Proxy Server là một server đóng vai trò cài đặt proxy làm trung gian giữa người dùng trạm( workstation user) và Internet. Với Proxy Server, các máy khách( clients) tạo ra các kết nối đến các địa chỉ mạng một cách gián tiếp. Những chương trình client của người sử dụng sẽ qua trung gian proxy server thay thế cho server thật sự mà người sử dụng cần giao tiếp.
  • Proxy server xác định những yêu cầu từ client và quyết định đáp ứng hay không đáp ứng, nếu yêu cầu được đáp ứng, proxy server sẽ kết nối với server thật thay cho client và tiếp tục chuyển tiếp đến những yêu cầu từ client đến server, cũng như đáp ứng những yêu cầu của server đến client. Vì vậy proxy server giống cầu nối trung gian giữa server và client.

    Hiểu một cách đơn giản là : Proxy server là một trung tâm cài đặt các proxy .Mà các proxy này nằm giữa máy tính của bạn và tài nguyên internet (bộ đệm) mà bạn đang truy nhập . Dữ liệu mà bạn yêu cầu đến proxy trước , rồi sau đó nó mới truyền dữ liệu cho bạn và ngược lại.

3.Tại sao lại dùng Proxy ?
  •     Do mọi thông tin truy xuất phải thông qua Proxy nên chúng ta có thể quản lý được mọi thông tin ra và vào ví dụ: Mọi yêu cầu của máy khách phải qua Proxy server, nếu địa chỉ IP có trên proxy, nghĩa là website này được lưu trữ cục bộ, trang này sẽ được truy cập mà không cần phải kết nối Internet, nếu không có trên Proxy server và trang này không bị cấm, yêu cầu sẽ được chuyển đến server thật, DNS server… và ra Internet.
  •     Các dịch vụ proxy đều có lợi trong việc logging :Vì các proxy server hiểu các giao thức cơ bản, chúng cho phép logging đạt hiệu quả. Ví dụ, thay vì logging tất cả những dữ liệu đã truyền, một FTP (File Transfer Protocol) proxy server chỉ ghi lại những lệnh đã tạo và những đáp ứng của remote server, điều này giúp việc logging ít và hữu dụng hơn.
  •     Đáp ứng được nhu cầu truy xuất của cá nhân và vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống cục bộ do chúng ta sử dụng địa chỉ ẩn danh ,và mọi truy xuất đều thông qua proxy nên thông tin cục bộ không trực tiếp tương tác với bên ngoài.
  •     Các dịch vụ proxy cho phép người dùng truy cập các dịch vụ Internet “trực tiếp”. Với các dịch vụ Proxy, các người dùng luôn nghĩ rằng họ đang tương tác trực tiếp với các dịch vụ Internet. Ví dụ các người dùng chỉ cần gõ vào địa chỉ của một trang web nào đó thì trang web được trình duyệt hiển thị lên cho người dùng. Dĩ nhiên là có nhiều công việc phải làm ở bên trong nhưng nó là trong suốt đối với người dùng. Người dùng truy cập các dịch vụ Internet từ chính những hệ thống riêng của họ, mà không cần cho phép các gói tin truyền trực tiếp giữa hệ thống của người dùng và Internet đảm bảo an toàn cho hệ thống.
  •     Proxy server tích lũy và cứu file , những file mà thường đựơc yêu cầu bởi ngàn người dùng trên internet trong dữ liệu đặc biệt , gọi là cache . Do đó , proxy server chúng có thể tăng tốc độ truy nhập internet. Cache của proxy server có thể đã sẵn chứa thông tin bạn cần trong thời gian bạn yêu cầu , làm cho proxy server có thể phân phối thông tin ngay lập tức mà không cần phải truy tìm thông tin ngoài internet.
  •     Một Proxy Server thường nằm bên trong tường lửa , giữa trình duyệt web và server thật , làm chức năng tạm giữ những yêu cầu Internet của các máy khách để chúng không giao tiếp trực tiếp Internet .Người dùng sẽ không truy cập được những trang web không cho phép ( bị công ty cấm ). Vd :Admin không muốn nhân viên của mình đọc báo hay chơi game online trong giờ làm việc , bằng cách dùng proxy server admin có thể khóa một số site được chỉ định.
  •     Proxy server làm cho việc sử dụng băng thông có hiệu quả do chúng ta quản lý được các hoạt động của người dùng.Nên có thể giới hạn thông tin nào được dùng và không dùng tránh được việc nghẽn băng thông.

FILE SERVER - giải pháp lưu file cho doanh nghiệp!

    Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào hiện tại có sử dụng máy tính, thì tất nhiên sẽ có các file tài liệu cần được lưu trữ và chia sẻ trong nội bộ cũng như chia sẻ rộng rãi cho khách hàng, đối tác.




    Vậy làm thế nào để lưu trữ an toàn và tiện lợi ? Đây có lẽ là một câu hỏi đã từng làm trăn trở khá nhiều doanh nghiệp cũng như người có trách nhiệm xây dựng và quản lý hệ thống lưu trữ – giải pháp file server của các công ty.

    Có nhiều cách để tạo nên sự an toàn, bao gồm đầu tư hạ tầng và giải pháp, hoặc là cả hai. Một máy chủ lưu trữ tất cả dữ liệu của công ty phải đạt tiêu chuẩn trực tuyến trong suốt thời gian công ty hoạt động hành chính, và cũng có thể là ngoài giờ làm việc, hoặc 24/24 tùy từng yêu cầu cụ thể.

    Ngoài ra sự an toàn còn được đánh giá thông qua khả năng xử lý linh hoạt các trường hợp rủi ro có thể tính đến gây mất mát dữ liệu như: hỏng hóc phần cứng (Ổ cứng, Raid lỗi…), sự cố cháy nổ máy chủ, sự cố sock điện…

   Vậy còn sự tiện lợi ? Nó nằm ở khả năng mở rộng lưu trữ, quá trình thao tác đơn giản, không mất thời gian cho doanh nghiệp và người sử dụng, không đòi hỏi quá nhiều hiểu biết về chuyên môn đối với người sử dụng văn phòng.

    Nhận thấy nhu cầu này, techSOLUTiONS đã xây dựng một gói dịch vụ, giải pháp file server trọng gói cho doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu lưu trữ. Giải pháp file server có các tính năng chính như sau:

  • Sử dụng hệ thống lưu trữ SAN mà không cần phải đầu tư chi phí phần cứng.
  • Sẵn sàng mở rộng dung lượng lưu trữ bất cứ lúc nào có nhu cầu.
  • Quản lý người dùng: Thêm, xóa, sửa, cấp quyền hạn cho người dùng vào từng thư mục tương ứng hoặc các thư mục dùng chung.
  • Hỗ trợ phần mềm sync file trực tiếp từ máy trên Windows, Linux, Mac OS.
  • Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị di động sử dụng iOS và Android.
  • Chi phí đầu tư hợp lý, được tính theo dung lượng cũng như tài nguyên hệ thống triển khai.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Ứng dụng điện toán đám mây - những điều cần nhớ

    Khi chuyển đổi các hoạt động của doanh nghiệp sang điện toán đám mây, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần triển khai một kế hoạch chiến lược để đáng giá những thách thức tiềm năng họ có thể đối mặt.



    Trong khi những lợi ích của việc chuyển đổi các quy trình kinh doanh sang một số cấu trúc điện toán đám mây đã rất rõ ràng cũng như có vô vàn các công cụ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư khi triển khai điện toán đám mây thì những rủi ro tiềm ẩn của việc chuyển đổi này lại bị xem nhẹ.

    Với các doanh nghiệp cỡ vừa, quyết định đánh giá bất kì ứng dụng điện toán đám mây nào đều nên thuộc về một ban đánh giá và dự phòng rủi ro. Ban chuyên môn này ngoài giám đốc điều hành và chiến lược công nghệ còn cần có chủ doanh nghiệp, chuyên gia quản trị rủi ro, chuyên gia pháp luật, chuyên gia chiến lược doanh nghiệp để xem xét những rủi ro sau đây:

1. Truy cập dữ liệu riêng tư:  
    Trong sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp hiện nay, mỗi công ty cần làm mọi cách để bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn của dữ liệu. Trong quá trình chuyển đổi sang điện toán đám mây, ban lãnh đạo phải xác định một kế hoạch chi tiết để đảm bảo tài liệu được an toàn trong suốt và sau quá trình chuyển đổi. Trước khi quy trình này được tiến hành, cần có một nghiên cứu để lựa chọn những công cụ đánh giá chủ chốt về cấu trúc bảo mật và báo cáo cuối cùng cần vạch ra những chính sách để quản lí truy cập và tách riêng trách nhiệm của người dùng, cả hai trên các ứng dụng điện toán đám mây mới cũng như những điểm trên giao diện giữa hệ thống cloud mới và trên hệ thống ứng dụng cũ. Điều này còn quan trọng hơn nữa nếu cơ sở thiết bị được thuê từ nhà cung cấp đám mây cho nhiều bên thuê.      

2. Tính sẵn có của nền tảng:  
     Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là người quyết định sự có mặt của điện toán đám mây có quan trọng trong hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm định hình, triển khai kế hoạch phát triển chứ không phải đội ngũ IT. Với tất cả các quy trình liên quan tới khách hàng và doanh thu, mọi nguyên nhân có thể khiến nền tảng không sẵn có phải được xác định. Giải pháp dự phòng, liên kết với nhà cung ứng đám mây hay là đội ngũ IT nội địa tự phát triển, cần được lựa chọn trước khi quyết định chuyển đổi được chốt hạ. Với đối tượng ngoài doanh nghiệp và các quy trình liên quan tới người dùng thì sự sẵn có nghĩa là phải có những tiêu chuẩn hồi đáp, tương tác trong các giao dịch quan trọng bởi một trải nghiệm không tốt với website công ty có thể ngăn cản khách hàng ở lại và tìm hiểu thêm. Khía cạnh thứ hai của sự sẵn có là tính mở của các lựa chọn trong tương lai. Ban lãnh đạo cần đảm bảo rằng doanh nghiệp của họ sẽ luôn nắm quyền sở hữu các dữ liệu chủ và dữ liệu chuyển đổi trên hệ thống điện toán đám mây và nếu doanh nghiệp muốn kết thúc hợp đồng với nhà cung ứng đám mây hay nhà cung ứng dừng hoạt động, ngừng cung cấp dịch vụ thì dữ liệu vẫn có thể di chuyển ra ngoài tại một thời điểm sau đó với chi phí tài chính, quản lí tối thiểu.

3. Tính đồng bộ của các quá trình: 
    Lợi nhuận từ bất cứ một sự phát triển phần mềm kinh doanh nào đều phụ thuộc vào sự kết nối tỉ mỉ giữa các quy trình kinh doanh và các tương tác với dữ liệu, người dùng trong ứng dụng được sử dụng. Cấu trúc điện toán đám mây sẽ gây nhiều thử thách cho quá trình chuyển đổi bởi không có cách nào để tùy chỉnh ứng dụng cloud cho từng cá nhân. Ban lãnh đạo cần vạch ra mọi quy trình sẽ được chuyển đổi sang hệ thống của nhà cung cấp đám mây và sửa đổi hợp lí trước khi quyết định sẽ chuyển đổi chứ không phải sau đó, khi gặp phải những vấn đề phát sinh. Họ cũng cần xác định rõ ràng những quy trình nào sẽ được chuyển đổi để đồng bộ được những quy trình mới với cấu trúc hiện hành, đồng thời đảm bảo không có một cấu trúc ứng dụng hay hệ thống hiện hành không được đầu tư đúng mức. Tất nhiên điều này sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu phần nào hệ thống hiện hành đã được một nhà cung ứng đám mây hỗ trợ.

4. Sự chấp nhận từ các nhân viên: 
    Sự thành công của mọi dự án IT còn tùy thuộc vào sự đón nhận và phản ứng của người dùng sau khi dự án đó đi vào hoạt động. Ban lãnh đạo cần đào tạo kĩ năng mới cho các nhân viên để họ có thể nhanh chóng thích nghi và dự án thành công. Chuyển đổi sang điện toán đám mây lần đầu tiên có thể còn cần một số cài đặt bổ sung. Cuối cùng khi những ứng dụng nội bộ được chuyển sang cloud, mức độ thành công còn tùy thuộc vào sự tinh giản của công việc. Nhiều người sẽ nhận ra công việc của họ được tổ chức lại sau một thời gian. Các nhà lãnh đạo cần đảm bảo các nhân viên sẽ dùng hệ thống mới nắm bắt được kịp thời quy trình làm việc mới và nhanh chóng thích nghi với hệ thống điện toán đám mây.

     Trong suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp đã để đội ngũ IT nội bộ quản lí mọi quy trình hoạt động. Chuyển đổi các quy trình IT sang một hệ thống đánh giá rủi ro, thiết lập dự phòng có năng lực, trách nhiệm cũng như áp dụng những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai việc phát triển ứng dụng trên điện toán đám mây – quy trình không thể tránh được trong tương lai.

Hoạch định điện toán đám mây (máy chủ ảo) trước khi sử dụng

Điện toán đám mây (cloud computing) tiếp tục là xu hướng giúp doanh nghiệp (DN) phát triển hoạt động kinh doanh. Để tin dùng nó, DN cần quá trình thay đổi toàn diện, hiểu biết và có lộ trình, kế hoạch bài bản… 

 Xu hướng tất yếu


Theo ông Phí Anh Tuấn, Giám đốc Giải pháp CSC Việt Nam, “sớm muộn gì điện toán đám mây (Cloud) cũng được ứng dụng tại Việt Nam. Việc ứng dụng này sẽ đến từ khách hàng và nhà cung cấp giải pháp”. Tuy nhiên, để Cloud đi vào ứng dụng, nhân tố không thể thiếu là các CIO (giám đốc CNTT) của các doanh nghiệp. Khi CIO - người quản lý hệ thống thông tin của tổ chức/ doanh nghiệp có đủ thông tin và hiểu biết về Cloud, nhận thức được lợi ích cũng như những điều cần lưu ý khi ứng dụng Cloud, họ sẽ có đề xuất hợp lý với ban lãnh đạo.

Để thành công với Cloud, các CIO nên lưu ý một số vấn đề sau:

Với những khách hàng đầu, cuối muốn khai thác đám mây công cộng (Public Cloud) không cần phải lưu ý nhiều về lộ trình đưa ứng dụng từ truyền thống lên Cloud, mà chỉ cần lưu ý đến chức năng các ứng dụng có phù hợp với DN hay không. Đặc biệt, DN phải lưu ý chất lượng dịch vụ. CIO và DN cần hiểu biết các khái niệm như: SaaS, PaaS và IaaS để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đúng.

Với DN mong muốn xây dựng đám mây riêng (Private Cloud) hoặc kết hợp dưới dạng đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thì cần hiểu rõ hơn các kiến trúc, cụ thể SOA (Service-oriented architecture - kiến trúc hướng dịch vụ), vì nó đóng vai trò rất quan trọng. Từ đó, DN có thể xây dựng một lộ trình chuyển đổi ứng dụng theo kiến trúc truyền thống sang ứng dụng khai thác được trên Cloud. Trường hợp hiểu biết còn hạn chế hoặc không chuyển tải được nội dung kỹ thuật sang ngôn ngữ “đời thường” để lãnh đạo hiểu, CIO phải lựa chọn nhà tư vấn đúng để đảm bảo đầu tư đúng hướng, tránh tiền mất mà hiệu quả không cao.

Tính khả thi cao…

Theo ông Võ Tăng Huy, Trưởng phòng CNTT Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), Cloud tại Việt Nam hoàn toàn khả thi vì giúp tiết kiệm chi phí, hỗ trợ làm việc mọi nơi, mọi lúc… Ngày càng có nhiều nhà cung cấp hạ tầng và giải pháp chú ý đến thị trường Việt Nam như: HP, IBM, Oracle, Microsoft... Các DN trong nước do đó càng có cơ hội tiếp cận thông tin để tìm kiếm giải pháp tối ưu, tận dụng lại hạ tầng và thiết bị đang sẵn có của DN.

Ông Huy cho biết thêm, Công ty FPT Online đã và đang đầu tư vào ảo hóa các máy chủ; Nghiên cứu và thử nghiệm các ứng dụng trên Cloud. FPT dự kiến tới đây sẽ triển khai thử nghiệm các ứng dụng này. FPT Online hiện đang nghiên cứu phần cứng của một số hãng và sử dụng VMWare làm phần mềm ảo hóa.

Ông Lim Eng Cheng, Phụ trách Kiến trúc Giải pháp Điện toán đám mây HP khu vực Đông Nam Á cho rằng: Để ứng dụng thành công mô hình Cloud, sử dụng các dịch vụ hiệu quả, DN phải có chiến lược phát triển và kế hoạch rõ ràng trước khi thiết kế, triển khai.

Với giải pháp điện toán mây riêng (Private Cloud) cho DN như HP CloudStart, HP Việt Nam có đội ngũ tư vấn giải pháp giúp DN xây dựng hệ thống và vận hành nó. Tại khu vực Đông Nam Á, HP đã tư vấn và triển khai thành công điện toán đám mây cho một số ngân hàng tại Philippine, Thái Lan, Indonesia và nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Singtel (Singapore)…

Các bước triển khai “Cloud”

Ngày nay, điện thoại di động, máy tính đều có thể kết nối, tương tác với Cloud dễ dàng và nhanh chóng. Công nghệ nhúng cho phép DN ứng dụng trên mọi thiết bị để phục vụ nhân viên, đối tác và khách hàng. Cloud tiếp tục là xu hướng để DN triển khai các ứng dụng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Theo HP, các bước triển khai dịch vụ điện toán đám mây phù hợp tại Việt Nam có thể bao gồm:

Nắm bắt quan niệm (Cloud Discovery Workshop): Cung cấp cho lãnh đạo DN các khái niệm và quan niệm về Cloud Computing, cơ hội và lợi ích mang lại, khả năng quản trị, bảo mật an ninh hệ thống…

Lộ trình (Roadmap): Khi vai trò các cá nhân trong tổ chức đã rõ, DN thực hiện tự động chuyển đổi kế hoạch thông qua các công cụ. Nhà cung cấp sẽ cùng với DN xác định nhu cầu của tổ chức là đám mây riêng (Private), đám mây công cộng (public) hay đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thông qua phân tích cách quản lý dịch vụ, kiến trúc kỹ thuật, văn hóa, nhân viên, cách thức quản trị và các lĩnh vực khác.

Thiết kế (Design): Các chuyên gia Cloud sẽ phân tích chi tiết kỹ thuật và nghiệp vụ DN dựa trên kiến trúc chuẩn của nhà cung cấp Cloud, bao gồm các thiết bị, cài đặt công nghệ, phần mềm quản lý và các yêu cầu dịch vụ đám mây có liên quan. Ngoài ra, còn có dự toán, kế hoạch thực hiện.

Triển khai: Đảm bảo an ninh hệ thống (Security Analysis). Thực thi và hỗ trợ cho hạ tầng điện toán mây (Converged Infrastructure Service); Triển khai các ứng dụng phần cứng, phần mềm dịch vụ tích hợp trên các đám mây nội bộ DN (CloudStart Solution); Dịch vụ hỗ trợ, đào tạo (Support and Education Service).

HOSTING và đôi điều cần chú ý!

    Nhà cung cấp web hosting sẽ cấu hình website của bạn và bảo đảm cho nó có thể được truy cập 24/24. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên lưu ý những điều sau đây khi lựa chọn nhà cung cấp hosting.

    Rõ ràng với các gói hấp dẫn được cung cấp bởi nhiều công ty hosting (lưu trữ website), không ai có thể chê trách nếu bạn không phải là một người sành sỏi trong lĩnh vực CNTT. Thậm chí cả khi nếu bạn là một người am hiểu trong lĩnh vực này thì tôi cũng tin chắc rằng bạn có thể sẽ vẫn phải đối mặt với một số khó khăn trong việc chọn nhà cung cấp hosting lý tưởng bởi có quá nhiều mức giá khác nhau được các nhà cung cấp đưa ra. Nói về sự lý tưởng, bạn có tin tưởng rằng có nhà cung cấp web hosting lý tưởng hay không? Rõ ràng là không có nhà cung cấp nào là lý tưởng đối với mọi người. Hãy nên nhớ rằng, mỗi người thường tìm kiếm mỗi thứ khác nhau. Một người có thể nói công ty A là nhà cung cấp rất tốt, tin cậy nhưng người khác lại nghĩ rằng công ty B mới tốt hơn. Vì vậy, việc đánh giá một nhà cung cấp lý tưởng hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào mỗi người.

     Nhà cung cấp web hosting sẽ cấu hình website của bạn và bảo đảm cho nó có thể được truy cập 24/24. Vì vậy, việc chọn một nhà cung cấp tin cậy để bảo đảm cho website luôn luôn được truy cập tốt là một điều quan trọng. Website được bảo vệ và duy trì truy cập 24/24 thì điều đó cũng có nghĩa là người dùng cũng tin tưởng vào địa chỉ website của bạn và ngày càng truy cập đông hơn. Chính vì các lý do đó nên tôi quyết định đưa ra một số mẹo nhỏ dưới đây cho những người cần chọn nhà cung cấp web hosting:


Các loại hình của nhà cung cấp dịch vụ và những gì bạn mong đợi

Khuyến mãi

Đừng bao giờ mong đợi quá nhiều vào khuyến mãi. Nếu bạn cần xem xét một cách chuyên nghiệp website để hoạt động trên Internet, tôi không nghĩ bạn nên phụ thuộc vào các khuyến mãi vì đôi khi chúng không thể cung cấp các tính năng cũng như sự hỗ trợ mà bạn cần.

Những thứ phải trả

Tôi sẽ lựa chọn nhà cung cấp cá nhân nếu tôi thiết lập một doanh nghiệp trực tuyến hoặc một website chuyên nghiệp. Bằng cách đó, nhà cung cấp đã chọn sẽ phục vụ một cách tốt hơn và bạn có thể lựa chọn được những nhà cung cấp có các tính năng bạn muốn.

Những tiêu chuẩn quan trọng để chọn nhà cung cấp Web Hosting

Sự hỗ trợ
Vâng, sự hỗ trợ rõ ràng là thứ quan trọng nhất. Không những hỗ trợ những thứ bạn cần mà nhà cung cấp còn phải bảo đảm tính chuyên nghiệp và khả năng hỗ trợ 24x7x365. Phải biết được những vấn đề bất ngờ xảy ra với website của bạn vào lúc nửa đêm. Vậy ai có thể là nhà cung cấp mà bạn có thể chọn? Một lời khuyên đơn giản đó là, trước khi chọn nhà cung cấp, hãy thử email cho họ và xem hoạt động đáp trả của họ như thế nào (nhanh hay chậm). Dù đó có là một câu hỏi mang tính kỹ thuật hay câu hỏi đối với dịch vụ khách hàng. Nếu bạn quan tâm đến các kế hoạch của họ, tôi sẽ gợi ý bạn nên email cho văn phòng dịch vụ khách hàng của họ trước. Nếu họ đáp trả ngay lập tức thì hãy đánh dấu họ vào trong danh sách của bạn để có thể nhớ được chi tiết này.

Giá thành

Nói đến tiền bạc, mọi người nên suy nghĩ một cách chín chắn. Hầu hết mọi người thường so sánh giá cả của công ty này với công ty khác. Để đưa ra một quyết định sáng suốt hãy bảo đảm rằng giá cả mà bạn chọn là hợp lý. Mặc dù vậy, hãy lưu ý rằng giá rẻ chưa chắc đã tương ứng với dịch vụ tốt hơn. Tôi bảo đảm rằng bạn sẽ nghi ngờ khi bạn thấy một công ty A đưa ra một kế hoạch quá rẻ so với công ty B. Đừng lo sợ. Hãy thử làm một vài thống kê khác hoặc vào các diễn đàn để hỏi những người khác để xem xét lại công ty đó. Cuối cùng thì bạn cũng sẽ phải quyết định và có thể có rủi ro khi tin tưởng công ty mà bạn sẽ chọn. Chính vì vậy, tiêu chuẩn tiếp theo cũng là một tiêu chuẩn quan trọng không kém khi bạn tin tưởng vào một công ty nào đó.

Sự cam kết về lắp đặt

Hãy bảo đảm rằng bạn tìm được một nhà cung cấp web hosting phải có các chính sách về cam kết sau khi lắp đặt. Thường thì là cam kết trong khoảng 30 ngày, chỉ có một số ít cho phép đến 60 ngày. Vì vậy, với sự cam kết này, bạn không phải lo lắng khi bắt đầu mạo hiểm trong lĩnh vực này và cho phép bạn toàn tâm toàn ý vào việc phát triển website.

Hệ thống và các ứng dụng

Ngày nay, công ty web hosting hầu hết cung cấp các nền tảng ứng dụng Linux hoặc Windows đối với máy chủ của họ. Vì vậy nếu thiết kế website trên kỹ thuật ASP thì bạn sẽ phải triển khai nó trên nền Windows. Ngoài ra cũng cần phải kiểm tra các tính năng được đưa ra xem tính năng đó có hỗ trợ cho các kỹ thuật phụ trợ trong website của bạn không. Nếu không chắc chắn, đừng do dự khi hỏi họ. Đây cũng là giải thích vì sao sự hỗ trợ là quan trọng đến vậy. Bạn có thể gửi e-mail và hỏi họ hoặc thậm chí gọi thẳng đến nếu họ là các nhà cung cấp địa phương.

Khả năng nâng cấp, độ tin cậy và bảo mật

Một nhà cung cấp web hosting tốt cũng phụ thuộc vào khả năng nâng cấp như thế nào; khả năng tin cậy về mặt kết nối và khoảng thời gian sử dụng ổn định; được bảo đảm về việc lọc Virus và Spam. Bạn nên nhớ rằng tất cả các tiêu chuẩn này đều là cần thiết để bảo đảm cho website của bạn hoạt động tốt. Nếu nhà cung cấp cho phép nâng cấp dễ dàng đối với bất kỳ kế hoạch hosting nào thì đó là một điều tuyệt vời. Một số nhà cung cấp phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy điều này phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của bạn. Hãy nhớ chọn nhà cung cấp có thể cho phép bạn dễ dàng thay đổi băng thông, không gian web và các tài khoản email khi lưu lượng của bạn tăng cao.

Thực hiện kiểm tra khả năng tin cậy của công ty cung cấp dựa vào vấn đề bảo hành thời gian sử dụng ổn định cũng như việc hỏi về nơi dịch vụ và kết nối của họ được đặt. Bạn cũng luôn phải email để hỏi họ về vấn đề này. Tôi cho rằng, một công ty cung cấp web hosting tin cậy sẽ cung cấp tất cả các vấn đề trên trên website của họ để bạn có thể thấy rõ. Vì vậy trong trường hợp nếu họ cung cấp livechat ( chức năng hỗ trợ trực tuyến cho khách hàng )thì hãy hỏi họ ngay lập tức. Sự bảo hành trong thời gian sử dụng phải ít nhất cũng bảo đảm được rằng website của bạn có thể an toàn với người dùng bất cứ lúc nào, hoặc bất cứ nơi đâu.

Bảo mật là điều quan trọng mà mọi người đều cần đến nó. Vì vậy, cách tốt nhất khi chọn một nhà cung cấp đó là phải có các chính sách lọc virus và Spam rõ ràng. Đây chính là áp dụng câu nói “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”. Vì vậy, phải chuẩn bị trước để bảo vệ bạn tránh được các tấn công của virus và mã nguy hiểm cho website của bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được những điều bổ ích cần thiết cho câu hỏi của mình.

Máy chủ là gì?

    Server (máy chủ) là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là "máy chủ", hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, một máy tính có thể cung cấp nhiều dịch vụ và dịch vụ chạy đa dạng.



    Các máy chủ thường hoạt động trong một mô hình client-server, server (máy chủ) là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ yêu cầu của các chương trình khác, các client (khách hàng). Do đó, các máy chủ thực hiện một số nhiệm vụ thay mặt cho khách hàng. Các khách hàng thường kết nối với máy chủ thông qua mạng nhưng có thể chạy trên cùng một máy tính. Trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP), một máy chủ là một chương trình hoạt động như một socket listener (giao thức nghe).

    Các máy chủ thường cung cấp các dịch vụ thiết yếu qua mạng, hoặc là để người dùng cá nhân trong một tổ chức lớn hoặc cho người dùng nào thông qua Internet. Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server), hoặc một số loại khác của máy chủ.

    Nhiều hệ thống sử dụng mô hình client/server mạng này bao gồm các trang web và các dịch vụ email. Một mô hình thay thế, mạng peer-to-peer cho phép tất cả các máy tính để hoạt động như một trong hai (client hoặc server) khi cần thiết.