Hiển thị các bài đăng có nhãn điện toán đám mây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện toán đám mây. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Cloud Server là gì?

    Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.

   Cốt lõi của Cloud server là công nghệ điện toán đám mây. Bài viết này sẽ giới thiệu về Cloud Server (Cloud VPS), các kiến thức cần biết nhằm đem đến cho người đọc những hiểu biết trực quan nhất về Cloud Server.

 

   Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin Internet càng ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển đó, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải đầu tư chi phí lớn cho khâu mua mới, bảo trì và vận hành máy chủ (server). Tuy nhiên với sự ra đời của công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), các tổ chức doanh nghiệp sẽ không phải đầu tư chi phí quá lớn cũng có thể sở hữu 1 chiếc server (máy chủ) để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, phát triển thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất.

   Các tổ chức doanh nghiệp có thể lựa chọn các máy chủ ảo hay VPS (Virtual Private Server) để có thể sử dụng như 1 server riêng cho nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngày nay các doanh nghiệp tổ chức có thể sử dụng công nghệ Cloud VPS với hiệu quả và công nghệ cao hơn. Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.

  Ngoài ra, Cloud Server của DigiStar có thêm những tính năng cao cấp mới điển hình như sử dụng giải pháp công nghệ Cloud Storage tiên tiến của Parallels dùng SSD Caching và phân bổ I/O đều trên các Server vật lý để khắc phục nhược điểm thắt cổ chai (bottleneck) của hệ thống SAN, mang lại cho CLoud Server mới của DigiStar một tốc độ đáng kinh ngạc.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Ứng dụng điện toán đám mây - những điều cần nhớ

    Khi chuyển đổi các hoạt động của doanh nghiệp sang điện toán đám mây, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần triển khai một kế hoạch chiến lược để đáng giá những thách thức tiềm năng họ có thể đối mặt.



    Trong khi những lợi ích của việc chuyển đổi các quy trình kinh doanh sang một số cấu trúc điện toán đám mây đã rất rõ ràng cũng như có vô vàn các công cụ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư khi triển khai điện toán đám mây thì những rủi ro tiềm ẩn của việc chuyển đổi này lại bị xem nhẹ.

    Với các doanh nghiệp cỡ vừa, quyết định đánh giá bất kì ứng dụng điện toán đám mây nào đều nên thuộc về một ban đánh giá và dự phòng rủi ro. Ban chuyên môn này ngoài giám đốc điều hành và chiến lược công nghệ còn cần có chủ doanh nghiệp, chuyên gia quản trị rủi ro, chuyên gia pháp luật, chuyên gia chiến lược doanh nghiệp để xem xét những rủi ro sau đây:

1. Truy cập dữ liệu riêng tư:  
    Trong sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp hiện nay, mỗi công ty cần làm mọi cách để bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn của dữ liệu. Trong quá trình chuyển đổi sang điện toán đám mây, ban lãnh đạo phải xác định một kế hoạch chi tiết để đảm bảo tài liệu được an toàn trong suốt và sau quá trình chuyển đổi. Trước khi quy trình này được tiến hành, cần có một nghiên cứu để lựa chọn những công cụ đánh giá chủ chốt về cấu trúc bảo mật và báo cáo cuối cùng cần vạch ra những chính sách để quản lí truy cập và tách riêng trách nhiệm của người dùng, cả hai trên các ứng dụng điện toán đám mây mới cũng như những điểm trên giao diện giữa hệ thống cloud mới và trên hệ thống ứng dụng cũ. Điều này còn quan trọng hơn nữa nếu cơ sở thiết bị được thuê từ nhà cung cấp đám mây cho nhiều bên thuê.      

2. Tính sẵn có của nền tảng:  
     Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là người quyết định sự có mặt của điện toán đám mây có quan trọng trong hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm định hình, triển khai kế hoạch phát triển chứ không phải đội ngũ IT. Với tất cả các quy trình liên quan tới khách hàng và doanh thu, mọi nguyên nhân có thể khiến nền tảng không sẵn có phải được xác định. Giải pháp dự phòng, liên kết với nhà cung ứng đám mây hay là đội ngũ IT nội địa tự phát triển, cần được lựa chọn trước khi quyết định chuyển đổi được chốt hạ. Với đối tượng ngoài doanh nghiệp và các quy trình liên quan tới người dùng thì sự sẵn có nghĩa là phải có những tiêu chuẩn hồi đáp, tương tác trong các giao dịch quan trọng bởi một trải nghiệm không tốt với website công ty có thể ngăn cản khách hàng ở lại và tìm hiểu thêm. Khía cạnh thứ hai của sự sẵn có là tính mở của các lựa chọn trong tương lai. Ban lãnh đạo cần đảm bảo rằng doanh nghiệp của họ sẽ luôn nắm quyền sở hữu các dữ liệu chủ và dữ liệu chuyển đổi trên hệ thống điện toán đám mây và nếu doanh nghiệp muốn kết thúc hợp đồng với nhà cung ứng đám mây hay nhà cung ứng dừng hoạt động, ngừng cung cấp dịch vụ thì dữ liệu vẫn có thể di chuyển ra ngoài tại một thời điểm sau đó với chi phí tài chính, quản lí tối thiểu.

3. Tính đồng bộ của các quá trình: 
    Lợi nhuận từ bất cứ một sự phát triển phần mềm kinh doanh nào đều phụ thuộc vào sự kết nối tỉ mỉ giữa các quy trình kinh doanh và các tương tác với dữ liệu, người dùng trong ứng dụng được sử dụng. Cấu trúc điện toán đám mây sẽ gây nhiều thử thách cho quá trình chuyển đổi bởi không có cách nào để tùy chỉnh ứng dụng cloud cho từng cá nhân. Ban lãnh đạo cần vạch ra mọi quy trình sẽ được chuyển đổi sang hệ thống của nhà cung cấp đám mây và sửa đổi hợp lí trước khi quyết định sẽ chuyển đổi chứ không phải sau đó, khi gặp phải những vấn đề phát sinh. Họ cũng cần xác định rõ ràng những quy trình nào sẽ được chuyển đổi để đồng bộ được những quy trình mới với cấu trúc hiện hành, đồng thời đảm bảo không có một cấu trúc ứng dụng hay hệ thống hiện hành không được đầu tư đúng mức. Tất nhiên điều này sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu phần nào hệ thống hiện hành đã được một nhà cung ứng đám mây hỗ trợ.

4. Sự chấp nhận từ các nhân viên: 
    Sự thành công của mọi dự án IT còn tùy thuộc vào sự đón nhận và phản ứng của người dùng sau khi dự án đó đi vào hoạt động. Ban lãnh đạo cần đào tạo kĩ năng mới cho các nhân viên để họ có thể nhanh chóng thích nghi và dự án thành công. Chuyển đổi sang điện toán đám mây lần đầu tiên có thể còn cần một số cài đặt bổ sung. Cuối cùng khi những ứng dụng nội bộ được chuyển sang cloud, mức độ thành công còn tùy thuộc vào sự tinh giản của công việc. Nhiều người sẽ nhận ra công việc của họ được tổ chức lại sau một thời gian. Các nhà lãnh đạo cần đảm bảo các nhân viên sẽ dùng hệ thống mới nắm bắt được kịp thời quy trình làm việc mới và nhanh chóng thích nghi với hệ thống điện toán đám mây.

     Trong suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp đã để đội ngũ IT nội bộ quản lí mọi quy trình hoạt động. Chuyển đổi các quy trình IT sang một hệ thống đánh giá rủi ro, thiết lập dự phòng có năng lực, trách nhiệm cũng như áp dụng những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai việc phát triển ứng dụng trên điện toán đám mây – quy trình không thể tránh được trong tương lai.

Hoạch định điện toán đám mây (máy chủ ảo) trước khi sử dụng

Điện toán đám mây (cloud computing) tiếp tục là xu hướng giúp doanh nghiệp (DN) phát triển hoạt động kinh doanh. Để tin dùng nó, DN cần quá trình thay đổi toàn diện, hiểu biết và có lộ trình, kế hoạch bài bản… 

 Xu hướng tất yếu


Theo ông Phí Anh Tuấn, Giám đốc Giải pháp CSC Việt Nam, “sớm muộn gì điện toán đám mây (Cloud) cũng được ứng dụng tại Việt Nam. Việc ứng dụng này sẽ đến từ khách hàng và nhà cung cấp giải pháp”. Tuy nhiên, để Cloud đi vào ứng dụng, nhân tố không thể thiếu là các CIO (giám đốc CNTT) của các doanh nghiệp. Khi CIO - người quản lý hệ thống thông tin của tổ chức/ doanh nghiệp có đủ thông tin và hiểu biết về Cloud, nhận thức được lợi ích cũng như những điều cần lưu ý khi ứng dụng Cloud, họ sẽ có đề xuất hợp lý với ban lãnh đạo.

Để thành công với Cloud, các CIO nên lưu ý một số vấn đề sau:

Với những khách hàng đầu, cuối muốn khai thác đám mây công cộng (Public Cloud) không cần phải lưu ý nhiều về lộ trình đưa ứng dụng từ truyền thống lên Cloud, mà chỉ cần lưu ý đến chức năng các ứng dụng có phù hợp với DN hay không. Đặc biệt, DN phải lưu ý chất lượng dịch vụ. CIO và DN cần hiểu biết các khái niệm như: SaaS, PaaS và IaaS để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đúng.

Với DN mong muốn xây dựng đám mây riêng (Private Cloud) hoặc kết hợp dưới dạng đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thì cần hiểu rõ hơn các kiến trúc, cụ thể SOA (Service-oriented architecture - kiến trúc hướng dịch vụ), vì nó đóng vai trò rất quan trọng. Từ đó, DN có thể xây dựng một lộ trình chuyển đổi ứng dụng theo kiến trúc truyền thống sang ứng dụng khai thác được trên Cloud. Trường hợp hiểu biết còn hạn chế hoặc không chuyển tải được nội dung kỹ thuật sang ngôn ngữ “đời thường” để lãnh đạo hiểu, CIO phải lựa chọn nhà tư vấn đúng để đảm bảo đầu tư đúng hướng, tránh tiền mất mà hiệu quả không cao.

Tính khả thi cao…

Theo ông Võ Tăng Huy, Trưởng phòng CNTT Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), Cloud tại Việt Nam hoàn toàn khả thi vì giúp tiết kiệm chi phí, hỗ trợ làm việc mọi nơi, mọi lúc… Ngày càng có nhiều nhà cung cấp hạ tầng và giải pháp chú ý đến thị trường Việt Nam như: HP, IBM, Oracle, Microsoft... Các DN trong nước do đó càng có cơ hội tiếp cận thông tin để tìm kiếm giải pháp tối ưu, tận dụng lại hạ tầng và thiết bị đang sẵn có của DN.

Ông Huy cho biết thêm, Công ty FPT Online đã và đang đầu tư vào ảo hóa các máy chủ; Nghiên cứu và thử nghiệm các ứng dụng trên Cloud. FPT dự kiến tới đây sẽ triển khai thử nghiệm các ứng dụng này. FPT Online hiện đang nghiên cứu phần cứng của một số hãng và sử dụng VMWare làm phần mềm ảo hóa.

Ông Lim Eng Cheng, Phụ trách Kiến trúc Giải pháp Điện toán đám mây HP khu vực Đông Nam Á cho rằng: Để ứng dụng thành công mô hình Cloud, sử dụng các dịch vụ hiệu quả, DN phải có chiến lược phát triển và kế hoạch rõ ràng trước khi thiết kế, triển khai.

Với giải pháp điện toán mây riêng (Private Cloud) cho DN như HP CloudStart, HP Việt Nam có đội ngũ tư vấn giải pháp giúp DN xây dựng hệ thống và vận hành nó. Tại khu vực Đông Nam Á, HP đã tư vấn và triển khai thành công điện toán đám mây cho một số ngân hàng tại Philippine, Thái Lan, Indonesia và nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Singtel (Singapore)…

Các bước triển khai “Cloud”

Ngày nay, điện thoại di động, máy tính đều có thể kết nối, tương tác với Cloud dễ dàng và nhanh chóng. Công nghệ nhúng cho phép DN ứng dụng trên mọi thiết bị để phục vụ nhân viên, đối tác và khách hàng. Cloud tiếp tục là xu hướng để DN triển khai các ứng dụng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Theo HP, các bước triển khai dịch vụ điện toán đám mây phù hợp tại Việt Nam có thể bao gồm:

Nắm bắt quan niệm (Cloud Discovery Workshop): Cung cấp cho lãnh đạo DN các khái niệm và quan niệm về Cloud Computing, cơ hội và lợi ích mang lại, khả năng quản trị, bảo mật an ninh hệ thống…

Lộ trình (Roadmap): Khi vai trò các cá nhân trong tổ chức đã rõ, DN thực hiện tự động chuyển đổi kế hoạch thông qua các công cụ. Nhà cung cấp sẽ cùng với DN xác định nhu cầu của tổ chức là đám mây riêng (Private), đám mây công cộng (public) hay đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thông qua phân tích cách quản lý dịch vụ, kiến trúc kỹ thuật, văn hóa, nhân viên, cách thức quản trị và các lĩnh vực khác.

Thiết kế (Design): Các chuyên gia Cloud sẽ phân tích chi tiết kỹ thuật và nghiệp vụ DN dựa trên kiến trúc chuẩn của nhà cung cấp Cloud, bao gồm các thiết bị, cài đặt công nghệ, phần mềm quản lý và các yêu cầu dịch vụ đám mây có liên quan. Ngoài ra, còn có dự toán, kế hoạch thực hiện.

Triển khai: Đảm bảo an ninh hệ thống (Security Analysis). Thực thi và hỗ trợ cho hạ tầng điện toán mây (Converged Infrastructure Service); Triển khai các ứng dụng phần cứng, phần mềm dịch vụ tích hợp trên các đám mây nội bộ DN (CloudStart Solution); Dịch vụ hỗ trợ, đào tạo (Support and Education Service).