Hiển thị các bài đăng có nhãn domain name. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn domain name. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Đấu giá và giữ chỗ tên miền (domain)





Quy định giữ chỗ Tên miền

  •     Hệ thống sẽ tạm giữ 1,000,000 đ/tên miền tiền đặt cọc
  •     Trong suốt quá trình đấu giá thì người tham gia đấu giá không được hủy đấu giá
  •     Nếu có người khác đấu giá cao hơn. Hệ thống sẽ thông báo đến những người đấu giá thấp hơn để có thể đặt giá đấu cao hơn
  •     Trong quá trình đấu giá nếu tên miền được gia hạn thì hệ thống sẽ hoàn tiền đặt cọc cho toàn bộ người tham gia đấu giá và đóng phiên đấu giá lại
  •     Sau khi chốt phiên đấu giá. Người trả giá cao nhất sẽ được đưa vào danh sách canh đăng ký tên miền. Đồng thời hệ thống sẽ hoàn tiền đặt cọc lại cho toàn bộ khách hàng đấu giá thất bại
  •     Nếu canh đăng ký thành công hệ thống sẽ tiến hành thêm dịch vụ vào hệ thống P.A Việt Nam và thông báo đến người thắng đấu giá
  •     Nếu canh đăng ký thất bại hệ thống sẽ hoàn tiền đấu giá cho người thằng đấu giá. Đồng thời chuyển trạng thái đấu giá tên miền thành thất bại

Quy định đấu giá Tên miền

  •     Hệ thống sẽ tạm giữ 1,000,000 đ/tên miền tiền đặt cọc
  •     Trong suốt quá trình đấu giá thì người tham gia đấu giá không được hủy đấu giá
  •     Nếu có người khác đấu giá cao hơn. Hệ thống sẽ thông báo đến những người đấu giá thấp hơn để có thể đặt giá đấu cao hơn
  •     Trong quá trình đấu giá nếu tên miền được gia hạn thì hệ thống sẽ hoàn tiền đặt cọc cho toàn bộ người tham gia đấu giá và đóng phiên đấu giá lại
  •     Sau khi chốt phiên đấu giá. Người trả giá cao nhất sẽ được đưa vào danh sách canh đăng ký tên miền. Đồng thời hệ thống sẽ hoàn tiền lại cho toàn bộ khách hàng đấu giá thất bại
  •     Sau khi chốt phiên đấu giá. Trong vòng 60 ngày kể từ khi tên miền đó hết hạn người chủ sở hữu cũ có quyền mua lại tên miền với giá cao = Mức đấu giá cao nhất + 1,000,000đ tiền phạt
  •     Nêu chủ sở hữu cũ đồng ý mua lại với giá cao thì hệ thống sẽ hủy phiên đấu giá hiện tại và hoàn tiền cho người thắng đấu giá. Đồng thời + 400,000đ vào tài khoản người thắng đấu giá
  •     Nếu sau 10 ngày kể từ khi chốt phiên đấu giá. Người chủ sở hữu không mua lại tên miền với giá cao. Hệ thống sẽ tiến hành thêm mới dịch vụ vào hệ thống của P.A Việt Nam. Đồng thời chuyển đổi thông tin chủ thể cũ sang chủ thể mới

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Hosting- Domain (tên miền):Mối quan hệ ra sao?

Mối quan hệ qua lại của tên miền và hosting? Việc lựa chọn một tên miền có thể có một chút trở ngại khi các nhà đăng ký tên miền thường mời chào thêm nhiều dịch vụ chứ không chỉ là tên miền. Nhiều nhà đăng ký còn đưa ra cả dịch vụ hosting, vì vậy bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu về mối quan hệ giữa tên miền và hosting.



- Tên miền và hosting là hai sản phẩm dịch vụ hoàn toàn riêng rẽ, nhưng trong khi cố gắng bán cả hai thì các nhà đăng ký tên miền thường gây nhầm lẫn cho khách hàng. Khi bạn mua hosting cho website, về cơ bản bạn đang thuê một folder trên một máy tính (gọi là máy chủ Web) được kết nối với Internet. Bạn trả cho công ty phí hàng tháng hoặc hàng năm để duy trì các file website của bạn trên mạng và giữ chúng an toàn tránh khỏi các hacker hay những “kẻ xấu” trên mạng khác. Mặc dù về mặt kỹ thuật, bạn vẫn có thể tự lưu trữ một website, nhưng với chi phí khoảng 10 hoặc 20 USD/tháng thuê hosting thì đó là khoản chi tiêu hợp lý. Duy trì máy chủ web luôn họat động và ở tình trạng tốt là việc khá quan trọng, vì vậy hãy để nhiệm vụ này cho các chuyên gia, những người yêu thích kiểu công việc đó.

- Điều quan trọng là phải hiểu được mối quan hệ giữa các tên miền và hosting trang web. Về cơ bản, một tên miền trỏ đến một thư mục riêng biệt trên một máy chủ web cụ thể. Bạn có thể mua một tên miền mà không mua dịch vụ hosting. Nhiều người thường mua các tên miền khá lâu trước khi họ có thể tiến hành tạo lập một trang web. Còn ngay khi bạn nghĩ ra được một cái tên hay thì hãy chi 8 USD và chỉ mua tên miền đó, thế nên một số người khác không có được nó.

- Cho đến khi bạn tạo ra một trang web, tên miền sẽ trỏ đến một “trang được giữ chỗ”. Trang này được tạo lập bởi nhà đăng ký tên miền như một nơi giữ chỗ cho đến lúc bạn mua hosting và đưa trang của bạn lên mạng. Trang được giữ chỗ này để cho những người khác biết rằng tên miền đó không có sẵn nữa. Sau khi bạn phát triển một trang, có được hosting, và đưa được các file của trang web đó vào trong thư mục của bạn lên máy chủ web thì bạn hãy chuyển tên miền của bạn trỏ vào trang này.

- Hãy nhớ rằng bạn cũng có thể trỏ nhiều tên miền vào cùng một trang web. Nếu bạn quyết định làm thế thì bạn không cần phải mua thêm hosting. Dưới đây là một số câu hỏi cần được đưa ra trước khi bạn mua thêm hosting.

- Bạn có muốn một trang web khác không? (Một trang khác hoàn toàn với những file khác). Ví dụ, 2 URL riêng biệt có 2 tên miền khác nhau, được đặt ở những folder khác nhau, và được thiết lập từ những file hoàn toàn không giống nhau.

- Bạn có muốn một tên miền khác trỏ đến trang mà bạn đang có không ? Ví dụ, bạn có thể có 2 URL trỏ đến một nơi. Trong trường hợp này, đó là một thư mục có một bộ các file trên máy chủ, nhưng 2 tên miền cùng trỏ đến nó.

- Nếu trả lời là có ở câu thứ 2, bạn không cần mua thêm một tài khoản hosting. Các file đều có sẵn trong thư mục này. Nói chung, công ty hosting của bạn sẽ không đòi bạn trả tiền để trỏ một tên miền khác tới cùng một trang. Vả lại họ cũng không quan tâm bạn trỏ bao nhiêu tên miền vào một website. Tuy nhiên, họ sẽ lưu ý nếu bạn có nhiều hơn một website và sẽ căn cứ vào đó để yêu cầu bạn trả tiền.

Tên miền tiếng Việt




      Thực tế cho thấy việc phát triển các Website với tên miền tiếng Việt là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút người dân sử dụng Internet, nhất là với bà con vùng sâu, vùng xa khả năng sử dụng ngoại ngữ còn khá hạn chế.

Hiện nay, đã có trên 800.000 tên miền tiếng Việt đăng ký hoạt động. Những nhu cầu thiết thực như kỹ thuật nuôi cá; kỹ thuật nuôi baba; cách chữa rắn cắn; giá ngô, giá vải thiều,… là những điều người nông dân rất cần thông tin. Do vậy, việc phát triển các Website với tên miền tiếng Việt như: kỹthuậtnuôibaba.vn; Cáchchữarắncắn.vn, giávảithiều.vn,.. đã thu hút bà con nông dân sử dụng internet. Các website tên miền tiếng Việt này có nội dung trình bày dễ hiểu, hình họa sinh động, cung cấp, cập nhật thông tin, có địa chỉ, số điện thoại trợ giúp bà con nông dân khi sử dụng Internet.

    Tương tự như vậy, các em học sinh nghèo ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng có thể sử dụng tiện ích trường học trực tuyến để học tập, tra cứu điểm thi đại học, lựa chọn nguyện vọng vào các trường,…

    Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tiếp tục đưa Internet tới vùng sâu, vùng xa,… Việc này được cụ thể hóa trong trong chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, không chỉ hỗ trợ hạ tầng mạng, mà còn hỗ trợ máy tính cho các điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng.

    Thực tế những năm qua, trung bình mỗi năm chương trình viễn thông công ích hỗ trợ 1.500 tỷ đồng để phát triển hạ tầng, như đưa Internet băng rộng đến cơ quan chính quyền các cấp, trường học, bệnh viện, đồn biên phòng, các điểm truy cập công cộng và cả các hộ gia đình,…. Chưa kể, hiện tại các công nghệ mới phù hợp và dễ dàng cho việc kết nối, truy nhập Internet vùng sâu, vùng xa như dịch vụ 3G đã rất phát triển, dễ dàng đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet cho người dân.
    Ông Tân khẳng định, vấn đề cơ sở hạ tầng kết nối Internet hiện không còn là rào cản lớn trong việc đưa Internet về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, khi đã có cơ sở hạ tầng thì người dân cũng cần phải có kiến thức, hiểu biết về Internet.
    Được biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng Trung ương Đoàn ký kết hợp tác triển khai chương trình kết nối mạng tri thức, huy động hàng triệu đoàn viên trên cả nước cùng truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng cho người dân, đặc biệt là nông dân sử dụng máy tính, thúc đẩy Internet phát triển.
Cùng với đó, Dự án nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam (BMGF-VN) cũng được triển khai mở rộng ra 40 tỉnh, thành phố cũng là những điều kiện thuận lợi cho việc đưa Internet về vùng sâu, vùng xa.

    Theo ông Tân, chúng ta nên đặt ra các định hướng cho chính quyền các tỉnh, các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp có chương trình hỗ trợ bà con nông dân bằng việc tăng cường cung cấp thông tin hữu ích, thuần Việt trên Internet để thu hút bà con sử dụng. Khi đó thói quen dùng Internet sẽ thay đổi, chuyển biến tích cực.
    “Kết quả sẽ dễ hình dung như việc điện thoại di động đã được sử dụng rộng rãi ở hầu hết khu vực nông thôn, có nghĩa là nếu dịch vụ, nội dung nào thực sự hữu ích sẽ được nhanh chóng tiếp nhận và phát triển”, ông Tân chia sẻ.

Tên miền cho doanh nghiệp

Hiện nay với xu thế toàn cầu mọi hoạt động kinh doanh hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều lập website để quảng bá và tìm kiếm thêm khách hàng, đối tác trên môi trường internet. Do đó tên miền cho doanh nghiệp gắn liền với website là không thể thiếu.


 


I. Ngắn ngọn: Một tên doanh nghiệp dài rất khó nhớ dẫn đến bất tiện trong các giao dịch khách hàng, đối tác và đặc biệt các đối thủ của bạn có thể nhòm ngó đến phần tên riêng của bạn (thêm một số từ trước đó để đặt tên cho một doanh nghiệp mới).

II. Có thể phát âm được: Không nên lựa chọn tên doanh nghiệp được tạo nên từ những chữ cái không phát âm được. Vì nó cũng rất khó nhớ và không thể bảo hộ như một nhãn hiệu, trừ trường hợp bạn chứng minh và đề nghị chứng nhận nó là nhãn hiệu nổi tiếng mà thôi (điều này thật không dễ).

III. Có ý nghĩa: Bạn hãy nghĩ đến những từ và cụm từ có mối liên hệ với nhau mà có thể gợi lên cảm giác mà bạn mong muốn. Tham khảo các cách dịch theo kiểu Ai Cập và Latin của những từ đó, thậm chí tham khảo nghĩa của nó theo các ngôn ngữ khác. Sau đó tìm kiếm các từ có điểm liên quan đến những từ bạn đã chọn.

IV. Có sự khác biệt: Hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn chọn đã được doanh nghiệp nào đăng ký như một nhãn hiệu chưa? Việc làm này để đảm bảo rằng chưa có ai sử dụng cái tên đó (làm nhãn hiệu hàng hoá) trong lĩnh vực kinh doanh như bạn. Tiếp theo hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn chọn có trùng hay gây nhầm lẫn với tên thương mại (tên công ty) của doanh nghiệp khác đã đăng ký hay không? Vì một điều đơn giản, nếu trùng hay gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ từ chối việc cấp đăng ký kinh doanh với cái tên như vậy cho bạn.

V. Có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu hàng hoá:

Tránh những cái tên gợi tả những đặc điểm chung bởi chúng khó nhớ và gần như không thể trở thành một thương hiệu.

Tránh những tên riêng, tên lãnh tụ… vì chúng không có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu.

Tránh những cái tên miêu tả theo nghĩa đen những sản phẩm hay dịch vụ (mô tả sản phẩm hay dịch vụ)

Tránh những cái tên mang tính địa lý bởi vì ngoài lý do khó nhớ, bạn sẽ gặp khó khăn nếu quyết định chuyển địa điểm hay mở rộng mạng lưới kinh doanh.

VI. Còn khả năng đăng ký tên miền (domain): Thương mại điện tử ngày càng trở lên phổ biến, nhu cầu giao dịch qua mạng internet là không thể phủ nhận cho một thương hiệu lớn. Hãy kiễm tra tên doanh nghiệp mà bạn lựa chọn có còn khả năng đăng ký như một tên miền hay không? (tên miền quốc tế: tendoanhnghiep.com; hoặc chí ít phải còn tên miền do Việt nam quản lý: tendoanhnghiep.com.vn…)
LGP (theo Hoang Dao)

Theo quy định của Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 về đăng ký kinh doanh:

VII. Tên doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp ít nhất phải có 2 thành tố sau đây:

a)     Loại hình doanh nghiệp;

b)    Tên riêng.

Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được.

2. Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay phụ trợ khác để cấu thành tên doanh nghiệp.

VIII. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1.     Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2.     Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3.     Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

IX. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch tương ứng toàn bộ sang tiếng nước ngoài.

X. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1.     Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2.     Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:

a)     Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b)     Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c)     Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

d)    Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

e)     Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt (A, B, C,…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký.

f)     Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

g)    Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “Bắc”, “miền Bắc”, “Nam”, “miền Nam”, “Trung”, “miền Trung”, “Tây”, “miền Tây”, “Đông”, “miền Đông”, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký.

h)     Các trường hợp tên gây nhầm lẫn khác theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

XI. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại Chương này, trong thời hạn ba tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tập hợp danh mục doanh nghiệp trùng tên và doanh nghiệp có tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác trên phạm vi địa phương; Trung tâm thông tin doanh nghiệp quốc gia tập hợp và đưa danh mục doanh nghiệp trùng tên và doanh nghiệp có tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cả nước lên trang thông tin doanh nghiệp trong nước của hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác không bị buộc phải đăng ký đổi tên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết việc đặt tên doanh nghiệp quy định tại Chương này.

Một lưu ý không kém phần quan trọng về đặt tên doanh nghiệp là bạn phải kiểm tra tên miền doanh nghiệp của bạn .Hiện nay với xu thế toàn cầu mọi  hoạt động kinh doanh hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều lập website để quảng bá và tìm kiếm thêm khách hàng, đối tác trên môi trường internet. Do đó tên doanh nghiệp gắn liền với website là không thể thiếu .Bạn phải kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn định đặt cho tổ chức của bạn có ai đã đăng ký sử dụng chưa ? Và trường hợp đã có người đăng ký sử dụng tên miền đó thì phải xem tình trạng đã bị đăng ký trước những loại tên miền nào .

Các tên miền sau đây được sử dụng phổ biến như : .COM – .NET – .VN – .COM.VN.Nếu đã có người đăng ký tên đó thì hãy truy cập thử vào các tên miền đó xem tên miền đã được xây dựng thành website hay chưa ? Nếu tên miền đó đã được xây dựng thành website thì xem họ có kinh doanh trùng ngành nghề với doanh nghiệp bạn không ? Nếu trùng ngành nghề với bạn thì tốt nhất nên chọn tên khác cho doanh nghiệp của bạn.Trường hợp bạn truy cập vào các địa chỉ đó mà các tên miền đó chưa xây dựng thành website thì bạn có thể liên hệ để đề nghị chuyển nhượng lại .Phí chuyển nhượng tùy theo từ khóa của tên miền nhưng nó dao động từ 300USD – 1000USD.

Chúc bạn tìm được tên doanh nghiệp như ý !

Tên miền - đẳng cấp thương hiệu doanh nghiệp

Khi tạo dựng một thương hiệu người ta nghĩ ngay tới một cái tên, và khi marketing o­nline họ sẽ nghĩ ngay tới tên miền dễ nhớ và dễ quảng bá website sao cho hiệu quả nhất.



1. Hãy tạo cảm giác mạnh cho tên miền của website ví dụ như một website ngăn chặn những loài vật gây hại sẽ rất tốt nếu chọn một cái tên như killrats.com (tạm dịch: diệtchuột.com) và tôi đảm bảo là sẽ có nhiều người truy cập.
2. Một quy tắc vàng trong kinh doanh là tập trung đến các đối thủ cạnh tranh và với các tên miền bạn có lợi thế với từ khóa. Bạn có thể chỉ ngăn chặn đối thủ khi họ bị buộc phải trả nhiều tiền cho các từ khóa thứ cấp vì bạn có từ khóa hàng đầu trong tên miền riêng của bạn.
3. Đây là nơi bạn bắt đầu thấy tầm quan trọng của thương hiệu vì có 1 phần của xã hội tiêu dùng sẽ không mua bất cứ thứ gì khác ngoại trừ hàng hiệu từ các tên miền chứa từ khóa đặc trưng cho sản phẩm. Do vậy bạn sẽ có 1 bộ phận của người tiêu dùng sẽ xếp hàng mua sản phẩm của bạn ngay lập tức.
4. Lưu lượng truy cập từ việc gõ tên miền chứa từ khóa sẽ có lợi: Đa số các tên miền chứa từ khóa sẽ nhận được lưu lượng truy cập thường xuyên và một số tên miền thậm chí còn nhận nhiều hơn thế. Có một thực tế cho bạn biết rằng mọi người sử dụng thanh địa chỉ của họ thay vì thanh công cụ tìm kiếm để điều hướng truy cập trên web sẽ có nhiều khả năng mua sắm hơn, vì vậy tỉ lệ chuyển đổi của bạn sẽ được gia tăng.
5. Google, Yahoo, Bing… và phần lớn những công cụ tìm kiếm sẽ giúp người sử dụng của họ bằng việc gửi họ đến các trang liên quan đến tìm kiếm của họ vì vậy từ khóa “digital cameras” sẽ có thể tìm thấy tên miền digitalcameras.com trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google. Kiểu tạo lưu lượng truy cập này sẽ mang đến hàng ngàn khách đến website này.
6. Lưu giữ tên miền của bạn (park your domain): Nếu bạn muốn lưu giữ một chút trước khi bạn phát triển website thì không cần lo lắng vì có rất nhiều cách để thu về các khoản lợi nhuận cao từ tên miền chứa từ khóa đặc trưng.
7. Một khoản đầu tư an toàn: Người ta thấy rằng hơn vài năm qua đầu tư vào các tên miền đặc trưng có những kết quả tốt hơn là đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu. Các vị chủ tịch của các công ty lớn hiện nhận thấy rằng sức mạnh của một tên miền đặc trưng đã làm thay đổi vai trò của nó trong tiếp thị và trở thành vấn đề mấu chốt của các công ty tìm kiếm sự tăng trưởng liên tục.
8. Chi phí hầu như miễn phí: Giá cho tên miền chỉ 10 USD/năm nên bạn sẽ sớm sở hữu được những tên miền chứa từ khóa….Những người sở hữu tên miền chỉ cần tập trung vào các tên miền đặc trưng ví dụ như tên miền chứa tên thương hiệu…
Những khoản đầu tư khác không nhắm đến các tên miền chứa từ khóa đặc trưng thì chúng sẽ không có sức mạnh, vì vậy đừng bận tâm về chúng.

Chúc bạn thành công!

Domrain name- cuộc chiến mang tên "tranh chấp"

Cuộc chiến về tên miền vẫn chưa thể chấm dứt, trái lại sẽ còn căng thẳng hơn và ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp rắc rối từ việc quản lý tên miền.




Chủ hãng cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nói rằng mình đang chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý để kiện một doanh nghiệp Trung Quốc xâm phạm nhãn hiệu cà phê G7 của ông ở Trung Quốc, và do đó câu chuyện rắc rối về tên miền của doanh nghiệp đành phải gác lại. Số là cách đây gần 10 năm, Trung Nguyên bắt đầu gặp rắc rối về tên miền của công ty ở Mỹ, sau đó thì đến ở Úc. Chưa dừng lại ở đó, ông Vũ vẫn tiếp tục nhận được những lời đề nghị bán lại tên miền của mình từ các đối tác khác, trong đó có một chuyện đau đầu dai dẳng khác chính là tên miền www.trungnguyen.com vốn thuộc sở hữu của một cá nhân ở Nhật Bản.

Bài học luôn mang tính thời sự

Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch Công ty tư vấn Leftbrain Connector (Kết Nối Não Trái), cũng mới nhận được lời đề nghị mua lại tên miền có đuôi .cn từ một công ty ở Trung Quốc. Ông kể rằng trước đây công ty đăng ký sở hữu hai tên miền, một ở Việt Nam có đuôi .vn, một có đuôi .com cho toàn cầu và cho rằng như thế cũng đã đủ cho một công ty tư vấn quy mô nhỏ và vừa. Ông tự nhận rằng đến thời điểm này vẫn chưa nghĩ đến chuyện mở rộng hoạt động ra nước ngoài vì vẫn đang tập trung cho việc phát triển ở thị trường trong nước, nên chưa nghĩ xa đến việc sẽ gặp rắc rối vì tên miền của doanh nghiệp mình bị một số cá nhân khác chiếm dụng, nhưng theo ông, tranh chấp tên miền sẽ vẫn tiếp tục là một câu chuyện dài, rắc rối.

Cả ông Vũ và ông Anh cùng đồng ý với nhau là cuộc chiến về tên miền vẫn chưa thể chấm dứt, trái lại sẽ còn căng thẳng hơn và ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp rắc rối từ việc quản lý tên miền. Ông Vũ nói rằng bài học của Trung Nguyên về việc tên miền bị một Việt kiều đăng ký trước ở Mỹ vẫn luôn là một bài học thời sự. Không chỉ ở Mỹ mà tại nhiều quốc gia khác đang hình thành thị trường mua bán tên miền sôi nổi, trong đó có những nhà buôn chuyên đánh giá, dự báo khả năng phát triển của một số doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, và từ đó tiến hành đăng ký trước tên miền quốc tế của các doanh nghiệp này với mục đích sau đó sẽ bán lại để kiếm lời.

Từ kinh nghiệm kể trên, ông Vũ cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn cập nhật bài học về quản lý tên miền, hay nói rộng hơn là quản lý thương hiệu, trong quá trình tập tễnh hội nhập quốc tế.

Trong thời gian gần đây cũng phát sinh một số trường hợp tranh chấp tên miền ngay tại thị trường trong nước và những doanh nghiệp bị thiệt hại phải nhờ đến sự phân xử của cơ quan về sở hữu trí tuệ là Thanh tra Bộ Khoa học – Công nghệ. Tuy nhiên, theo những quy định về quản lý tên miền hiện vẫn chỉ ưu tiên “ai đăng ký trước cấp trước”, vì thế nhiều doanh nghiệp muốn đòi lại quyền sở hữu tên miền của mình, với mục đích phát triển kinh doanh hay quảng bá thương hiệu, cũng phải đi mua lại với giá cao.

Tên miền: Cuộc chiến không hồi kết

Tên miền giá bao nhiêu?

Không thực sự sôi động như thị trường tên miền quốc tế nhưng việc mua bán tên miền ở Việt Nam cũng có chiều hướng phát triển, nhất là sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 189/2010/TT-BTC ngày 24-11-2010 về việc điều chỉnh phí, lệ phí đăng ký, duy trì tên miền. Cũng nhằm thực hiện theo thông tư này, từ ngày 1-1-2011, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chính thức triển khai việc cấp tự do, miễn phí tên miền tiếng Việt. Nhiều doanh nghiệp lúc đi đăng ký tên miền thì mới hay đã có người nhanh tay “đăng ký giùm” mình trước rồi. Những tên miền này sau đó được gửi theo đường thư điện tử (e-mail) đến cho chủ doanh nghiệp để chào bán, có khi với giá ngất ngưởng. Nếu không rao bán, các tên miền cũng có thể được một số nhà đầu cơ thu gom về và giới thiệu rao bán trên mạng, tương tự như các mặt hàng khác như thẻ SIM điện thoại di động chẳng hạn.

Chính vì việc đăng ký và duy trì một tên miền không mất quá nhiều tiền nhưng giá bán lại có khi được rao lên tới cả triệu đô-la Mỹ nên những tên miền hay, đẹp, dễ nhớ, tên miền của một số doanh nghiệp có tình hình kinh doanh sáng sủa và ngay cả tên chủ nhân của một số công ty, tập đoàn lớn cũng đã được “xí chỗ” trước để sau đó xuất hiện trong các lời rao.

Theo VNNIC, để duy trì tên miền quốc tế có đuôi .com, .net, .org … thì doanh nghiệp phải trả chi phí hằng năm khoảng 200.000 đồng, riêng tên miền .cc thì phí duy trì cao hơn là 570.000 đồng. Còn tên miền hai và ba ký tự có đuôi .ws (website) thì phí duy trì lên tới 11.269.000 đồng và 18.909.000 đồng cộng với một chi phí khởi tạo. Một tên miền có đuôi .vn thông thường có phí khởi tạo là 350.000-450.000 đồng và phí duy trì là 480.000-600.000 đồng. Mức phí này cũng áp dụng cho tên miền có có đuôi .com.vn. Theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính thì phí cấp tên miền đắt nhất là 350.000 đồng và phí duy trì cao nhất là 40 triệu đồng/năm.

Đăng ký tên miền không mất nhiều tiền, và phí duy trì hằng năm cũng không quá cao, vì thế có thể xem những nhà kinh doanh tên miền là những nhà đầu cơ và thu về những món lợi lớn. Họ chớp cơ hội đăng ký trước tên miền của một số công ty lớn, thu mua tên miền của những người nổi tiếng trong giới doanh nhân, sau đó rao bán lại với mức giá khá cao.

Việc rao giá tên miền hầu như không căn cứ trên cơ sở nào cả, mà được đánh giá và định giá một cách chủ quan và cảm tính bởi người sở hữu. Hiện nay, tên miền phamnhatvuong.com, trùng tên với doanh nhân Phạm Nhật Vượng – cổ đông lớn nhất của Vincom và được một số tờ báo điện tử gọi là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam (tính theo giá đóng cửa ngày 29-12-2010, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Vượng đang sở hữu có giá trị thị trường hơn 15.215 tỷ đồng, tương đương 780 triệu đô-la Mỹ), được rao bán với giá 100.000 đô-la; còn trandinhlong.com, tên miền trùng với tên của ông chủ tập đoàn Hòa Phát, thì có giá 80.000 đô-la. Những tên miền được cho là dễ nhớ còn được rao bán với giá cao hơn, như vnau.com, enhadat.com, etintuc.com, nhacanban.com, thucantrecon.com, thucuongtrecon.com, thoitrangtrecon.com, vietnam24g.com, vietnamapparel.com, vietnamdomainname.com, vietnamdomainnames.com, vietnammoto.com… cùng nhiều tên miền khác.

Trên trang web bantenmien.vn hiện đang có hơn 3.700 tên miền được rao bán, trong đó nổi bật có caulacbodaigia.com và kimcuongdaquy.com được rao giá 25.000 đô-la, còn tên mydinh.com có mức giá 322.277 đô-la.

Rao giá là vậy, nhưng trên các trang web kể trên không thấy xuất hiện các ý kiến phản hồi (comment) ngã giá chuyện mua bán. Thời điểm đấu giá trên các trang web này được thay đổi thường xuyên nhằm cập nhật và làm mới mình. Một số tên miền tương tự nhau lại được định giá chênh lệch khá lớn, ví dụ như ở trang web raobantenmien.com thì tên miền vietnam24g.com được rao với giá lên đến 1 triệu đô-la, nhưng tên vietnam24h.com trên trang raobandomain.com chỉ được định giá ở mức 1.000 đô-la, tức thấp hơn đến 1.000 lần; trên raobantenmien.com thì tên miền vietnamtravelguides.com được rao bán 1 triệu đô-la còn ở moigioitenmien.com thì tên travelvietnam.com chỉ có giá 25.000 đô-la.

Tầm quan trọng của việc đăng ký tên miền (domain)

Domain – Tên miền hay thương hiệu online của doanh nghiệp là một tài sản vô hình nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó là cái tên để khách hàng nhận diện doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh mạng, để khách hàng tìm đến doanh nghiệp và mua hàng một cách nhanh chóng.



Chính vì thế, chọn domain – tên miền thương hiệu cho doanh nghiệp là một công việc cần sự tìm hiểu và suy nghĩ kỹ lưỡng. Tên miền cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí sau:
Tên miền gắn với tên doanh nghiệp hoặc sản phẩm kinh doanh
Tên miền ngắn gọn, dễ nhớ và dễ đọc.
Bạn nên đăng ký tên miền phổ biến như: .com; .net; .com.vn; .vn
Ngoài ra, công việc quan trọng thứ hai là lựa chọn nhà cung cấp uy tín và cung cấp phần mềm quản trị tên miền tốt, vì công việc này liên quan đến hoạt động website của doanh nghiệp. Cần hỗ trợ gì là nhà cung cấp tên miền có thể hỗ trợ được ngay.
Chức năng đa dạng dành riêng cho tên miền hoàn toàn miễn phí. Ví dụ: Chức năng Ẩn thông tin Whois của tên miền (khách hàng không cần lo lắng về việc thông tin cá nhân bị public); Chức năng Domain Lock (dùng để tránh transfer tên miền)…
Giá cả cạnh tranh và ưu đãi. Chính sách tốt nhất để khách hàng dễ dàng tiếp cận với Internet và hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của tên miền đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.