Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Tên miền cho doanh nghiệp

Hiện nay với xu thế toàn cầu mọi hoạt động kinh doanh hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều lập website để quảng bá và tìm kiếm thêm khách hàng, đối tác trên môi trường internet. Do đó tên miền cho doanh nghiệp gắn liền với website là không thể thiếu.


 


I. Ngắn ngọn: Một tên doanh nghiệp dài rất khó nhớ dẫn đến bất tiện trong các giao dịch khách hàng, đối tác và đặc biệt các đối thủ của bạn có thể nhòm ngó đến phần tên riêng của bạn (thêm một số từ trước đó để đặt tên cho một doanh nghiệp mới).

II. Có thể phát âm được: Không nên lựa chọn tên doanh nghiệp được tạo nên từ những chữ cái không phát âm được. Vì nó cũng rất khó nhớ và không thể bảo hộ như một nhãn hiệu, trừ trường hợp bạn chứng minh và đề nghị chứng nhận nó là nhãn hiệu nổi tiếng mà thôi (điều này thật không dễ).

III. Có ý nghĩa: Bạn hãy nghĩ đến những từ và cụm từ có mối liên hệ với nhau mà có thể gợi lên cảm giác mà bạn mong muốn. Tham khảo các cách dịch theo kiểu Ai Cập và Latin của những từ đó, thậm chí tham khảo nghĩa của nó theo các ngôn ngữ khác. Sau đó tìm kiếm các từ có điểm liên quan đến những từ bạn đã chọn.

IV. Có sự khác biệt: Hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn chọn đã được doanh nghiệp nào đăng ký như một nhãn hiệu chưa? Việc làm này để đảm bảo rằng chưa có ai sử dụng cái tên đó (làm nhãn hiệu hàng hoá) trong lĩnh vực kinh doanh như bạn. Tiếp theo hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn chọn có trùng hay gây nhầm lẫn với tên thương mại (tên công ty) của doanh nghiệp khác đã đăng ký hay không? Vì một điều đơn giản, nếu trùng hay gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ từ chối việc cấp đăng ký kinh doanh với cái tên như vậy cho bạn.

V. Có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu hàng hoá:

Tránh những cái tên gợi tả những đặc điểm chung bởi chúng khó nhớ và gần như không thể trở thành một thương hiệu.

Tránh những tên riêng, tên lãnh tụ… vì chúng không có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu.

Tránh những cái tên miêu tả theo nghĩa đen những sản phẩm hay dịch vụ (mô tả sản phẩm hay dịch vụ)

Tránh những cái tên mang tính địa lý bởi vì ngoài lý do khó nhớ, bạn sẽ gặp khó khăn nếu quyết định chuyển địa điểm hay mở rộng mạng lưới kinh doanh.

VI. Còn khả năng đăng ký tên miền (domain): Thương mại điện tử ngày càng trở lên phổ biến, nhu cầu giao dịch qua mạng internet là không thể phủ nhận cho một thương hiệu lớn. Hãy kiễm tra tên doanh nghiệp mà bạn lựa chọn có còn khả năng đăng ký như một tên miền hay không? (tên miền quốc tế: tendoanhnghiep.com; hoặc chí ít phải còn tên miền do Việt nam quản lý: tendoanhnghiep.com.vn…)
LGP (theo Hoang Dao)

Theo quy định của Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 về đăng ký kinh doanh:

VII. Tên doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp ít nhất phải có 2 thành tố sau đây:

a)     Loại hình doanh nghiệp;

b)    Tên riêng.

Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được.

2. Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay phụ trợ khác để cấu thành tên doanh nghiệp.

VIII. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1.     Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2.     Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3.     Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

IX. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch tương ứng toàn bộ sang tiếng nước ngoài.

X. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1.     Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2.     Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:

a)     Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b)     Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c)     Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

d)    Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

e)     Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt (A, B, C,…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký.

f)     Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

g)    Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “Bắc”, “miền Bắc”, “Nam”, “miền Nam”, “Trung”, “miền Trung”, “Tây”, “miền Tây”, “Đông”, “miền Đông”, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký.

h)     Các trường hợp tên gây nhầm lẫn khác theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

XI. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại Chương này, trong thời hạn ba tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tập hợp danh mục doanh nghiệp trùng tên và doanh nghiệp có tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác trên phạm vi địa phương; Trung tâm thông tin doanh nghiệp quốc gia tập hợp và đưa danh mục doanh nghiệp trùng tên và doanh nghiệp có tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cả nước lên trang thông tin doanh nghiệp trong nước của hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác không bị buộc phải đăng ký đổi tên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết việc đặt tên doanh nghiệp quy định tại Chương này.

Một lưu ý không kém phần quan trọng về đặt tên doanh nghiệp là bạn phải kiểm tra tên miền doanh nghiệp của bạn .Hiện nay với xu thế toàn cầu mọi  hoạt động kinh doanh hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều lập website để quảng bá và tìm kiếm thêm khách hàng, đối tác trên môi trường internet. Do đó tên doanh nghiệp gắn liền với website là không thể thiếu .Bạn phải kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn định đặt cho tổ chức của bạn có ai đã đăng ký sử dụng chưa ? Và trường hợp đã có người đăng ký sử dụng tên miền đó thì phải xem tình trạng đã bị đăng ký trước những loại tên miền nào .

Các tên miền sau đây được sử dụng phổ biến như : .COM – .NET – .VN – .COM.VN.Nếu đã có người đăng ký tên đó thì hãy truy cập thử vào các tên miền đó xem tên miền đã được xây dựng thành website hay chưa ? Nếu tên miền đó đã được xây dựng thành website thì xem họ có kinh doanh trùng ngành nghề với doanh nghiệp bạn không ? Nếu trùng ngành nghề với bạn thì tốt nhất nên chọn tên khác cho doanh nghiệp của bạn.Trường hợp bạn truy cập vào các địa chỉ đó mà các tên miền đó chưa xây dựng thành website thì bạn có thể liên hệ để đề nghị chuyển nhượng lại .Phí chuyển nhượng tùy theo từ khóa của tên miền nhưng nó dao động từ 300USD – 1000USD.

Chúc bạn tìm được tên doanh nghiệp như ý !

0 nhận xét:

Đăng nhận xét