Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Tên miền - đẳng cấp thương hiệu doanh nghiệp

Khi tạo dựng một thương hiệu người ta nghĩ ngay tới một cái tên, và khi marketing o­nline họ sẽ nghĩ ngay tới tên miền dễ nhớ và dễ quảng bá website sao cho hiệu quả nhất.



1. Hãy tạo cảm giác mạnh cho tên miền của website ví dụ như một website ngăn chặn những loài vật gây hại sẽ rất tốt nếu chọn một cái tên như killrats.com (tạm dịch: diệtchuột.com) và tôi đảm bảo là sẽ có nhiều người truy cập.
2. Một quy tắc vàng trong kinh doanh là tập trung đến các đối thủ cạnh tranh và với các tên miền bạn có lợi thế với từ khóa. Bạn có thể chỉ ngăn chặn đối thủ khi họ bị buộc phải trả nhiều tiền cho các từ khóa thứ cấp vì bạn có từ khóa hàng đầu trong tên miền riêng của bạn.
3. Đây là nơi bạn bắt đầu thấy tầm quan trọng của thương hiệu vì có 1 phần của xã hội tiêu dùng sẽ không mua bất cứ thứ gì khác ngoại trừ hàng hiệu từ các tên miền chứa từ khóa đặc trưng cho sản phẩm. Do vậy bạn sẽ có 1 bộ phận của người tiêu dùng sẽ xếp hàng mua sản phẩm của bạn ngay lập tức.
4. Lưu lượng truy cập từ việc gõ tên miền chứa từ khóa sẽ có lợi: Đa số các tên miền chứa từ khóa sẽ nhận được lưu lượng truy cập thường xuyên và một số tên miền thậm chí còn nhận nhiều hơn thế. Có một thực tế cho bạn biết rằng mọi người sử dụng thanh địa chỉ của họ thay vì thanh công cụ tìm kiếm để điều hướng truy cập trên web sẽ có nhiều khả năng mua sắm hơn, vì vậy tỉ lệ chuyển đổi của bạn sẽ được gia tăng.
5. Google, Yahoo, Bing… và phần lớn những công cụ tìm kiếm sẽ giúp người sử dụng của họ bằng việc gửi họ đến các trang liên quan đến tìm kiếm của họ vì vậy từ khóa “digital cameras” sẽ có thể tìm thấy tên miền digitalcameras.com trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google. Kiểu tạo lưu lượng truy cập này sẽ mang đến hàng ngàn khách đến website này.
6. Lưu giữ tên miền của bạn (park your domain): Nếu bạn muốn lưu giữ một chút trước khi bạn phát triển website thì không cần lo lắng vì có rất nhiều cách để thu về các khoản lợi nhuận cao từ tên miền chứa từ khóa đặc trưng.
7. Một khoản đầu tư an toàn: Người ta thấy rằng hơn vài năm qua đầu tư vào các tên miền đặc trưng có những kết quả tốt hơn là đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu. Các vị chủ tịch của các công ty lớn hiện nhận thấy rằng sức mạnh của một tên miền đặc trưng đã làm thay đổi vai trò của nó trong tiếp thị và trở thành vấn đề mấu chốt của các công ty tìm kiếm sự tăng trưởng liên tục.
8. Chi phí hầu như miễn phí: Giá cho tên miền chỉ 10 USD/năm nên bạn sẽ sớm sở hữu được những tên miền chứa từ khóa….Những người sở hữu tên miền chỉ cần tập trung vào các tên miền đặc trưng ví dụ như tên miền chứa tên thương hiệu…
Những khoản đầu tư khác không nhắm đến các tên miền chứa từ khóa đặc trưng thì chúng sẽ không có sức mạnh, vì vậy đừng bận tâm về chúng.

Chúc bạn thành công!

Domrain name- cuộc chiến mang tên "tranh chấp"

Cuộc chiến về tên miền vẫn chưa thể chấm dứt, trái lại sẽ còn căng thẳng hơn và ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp rắc rối từ việc quản lý tên miền.




Chủ hãng cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nói rằng mình đang chuẩn bị cho một cuộc chiến pháp lý để kiện một doanh nghiệp Trung Quốc xâm phạm nhãn hiệu cà phê G7 của ông ở Trung Quốc, và do đó câu chuyện rắc rối về tên miền của doanh nghiệp đành phải gác lại. Số là cách đây gần 10 năm, Trung Nguyên bắt đầu gặp rắc rối về tên miền của công ty ở Mỹ, sau đó thì đến ở Úc. Chưa dừng lại ở đó, ông Vũ vẫn tiếp tục nhận được những lời đề nghị bán lại tên miền của mình từ các đối tác khác, trong đó có một chuyện đau đầu dai dẳng khác chính là tên miền www.trungnguyen.com vốn thuộc sở hữu của một cá nhân ở Nhật Bản.

Bài học luôn mang tính thời sự

Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch Công ty tư vấn Leftbrain Connector (Kết Nối Não Trái), cũng mới nhận được lời đề nghị mua lại tên miền có đuôi .cn từ một công ty ở Trung Quốc. Ông kể rằng trước đây công ty đăng ký sở hữu hai tên miền, một ở Việt Nam có đuôi .vn, một có đuôi .com cho toàn cầu và cho rằng như thế cũng đã đủ cho một công ty tư vấn quy mô nhỏ và vừa. Ông tự nhận rằng đến thời điểm này vẫn chưa nghĩ đến chuyện mở rộng hoạt động ra nước ngoài vì vẫn đang tập trung cho việc phát triển ở thị trường trong nước, nên chưa nghĩ xa đến việc sẽ gặp rắc rối vì tên miền của doanh nghiệp mình bị một số cá nhân khác chiếm dụng, nhưng theo ông, tranh chấp tên miền sẽ vẫn tiếp tục là một câu chuyện dài, rắc rối.

Cả ông Vũ và ông Anh cùng đồng ý với nhau là cuộc chiến về tên miền vẫn chưa thể chấm dứt, trái lại sẽ còn căng thẳng hơn và ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp rắc rối từ việc quản lý tên miền. Ông Vũ nói rằng bài học của Trung Nguyên về việc tên miền bị một Việt kiều đăng ký trước ở Mỹ vẫn luôn là một bài học thời sự. Không chỉ ở Mỹ mà tại nhiều quốc gia khác đang hình thành thị trường mua bán tên miền sôi nổi, trong đó có những nhà buôn chuyên đánh giá, dự báo khả năng phát triển của một số doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, và từ đó tiến hành đăng ký trước tên miền quốc tế của các doanh nghiệp này với mục đích sau đó sẽ bán lại để kiếm lời.

Từ kinh nghiệm kể trên, ông Vũ cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn cập nhật bài học về quản lý tên miền, hay nói rộng hơn là quản lý thương hiệu, trong quá trình tập tễnh hội nhập quốc tế.

Trong thời gian gần đây cũng phát sinh một số trường hợp tranh chấp tên miền ngay tại thị trường trong nước và những doanh nghiệp bị thiệt hại phải nhờ đến sự phân xử của cơ quan về sở hữu trí tuệ là Thanh tra Bộ Khoa học – Công nghệ. Tuy nhiên, theo những quy định về quản lý tên miền hiện vẫn chỉ ưu tiên “ai đăng ký trước cấp trước”, vì thế nhiều doanh nghiệp muốn đòi lại quyền sở hữu tên miền của mình, với mục đích phát triển kinh doanh hay quảng bá thương hiệu, cũng phải đi mua lại với giá cao.

Tên miền: Cuộc chiến không hồi kết

Tên miền giá bao nhiêu?

Không thực sự sôi động như thị trường tên miền quốc tế nhưng việc mua bán tên miền ở Việt Nam cũng có chiều hướng phát triển, nhất là sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 189/2010/TT-BTC ngày 24-11-2010 về việc điều chỉnh phí, lệ phí đăng ký, duy trì tên miền. Cũng nhằm thực hiện theo thông tư này, từ ngày 1-1-2011, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chính thức triển khai việc cấp tự do, miễn phí tên miền tiếng Việt. Nhiều doanh nghiệp lúc đi đăng ký tên miền thì mới hay đã có người nhanh tay “đăng ký giùm” mình trước rồi. Những tên miền này sau đó được gửi theo đường thư điện tử (e-mail) đến cho chủ doanh nghiệp để chào bán, có khi với giá ngất ngưởng. Nếu không rao bán, các tên miền cũng có thể được một số nhà đầu cơ thu gom về và giới thiệu rao bán trên mạng, tương tự như các mặt hàng khác như thẻ SIM điện thoại di động chẳng hạn.

Chính vì việc đăng ký và duy trì một tên miền không mất quá nhiều tiền nhưng giá bán lại có khi được rao lên tới cả triệu đô-la Mỹ nên những tên miền hay, đẹp, dễ nhớ, tên miền của một số doanh nghiệp có tình hình kinh doanh sáng sủa và ngay cả tên chủ nhân của một số công ty, tập đoàn lớn cũng đã được “xí chỗ” trước để sau đó xuất hiện trong các lời rao.

Theo VNNIC, để duy trì tên miền quốc tế có đuôi .com, .net, .org … thì doanh nghiệp phải trả chi phí hằng năm khoảng 200.000 đồng, riêng tên miền .cc thì phí duy trì cao hơn là 570.000 đồng. Còn tên miền hai và ba ký tự có đuôi .ws (website) thì phí duy trì lên tới 11.269.000 đồng và 18.909.000 đồng cộng với một chi phí khởi tạo. Một tên miền có đuôi .vn thông thường có phí khởi tạo là 350.000-450.000 đồng và phí duy trì là 480.000-600.000 đồng. Mức phí này cũng áp dụng cho tên miền có có đuôi .com.vn. Theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính thì phí cấp tên miền đắt nhất là 350.000 đồng và phí duy trì cao nhất là 40 triệu đồng/năm.

Đăng ký tên miền không mất nhiều tiền, và phí duy trì hằng năm cũng không quá cao, vì thế có thể xem những nhà kinh doanh tên miền là những nhà đầu cơ và thu về những món lợi lớn. Họ chớp cơ hội đăng ký trước tên miền của một số công ty lớn, thu mua tên miền của những người nổi tiếng trong giới doanh nhân, sau đó rao bán lại với mức giá khá cao.

Việc rao giá tên miền hầu như không căn cứ trên cơ sở nào cả, mà được đánh giá và định giá một cách chủ quan và cảm tính bởi người sở hữu. Hiện nay, tên miền phamnhatvuong.com, trùng tên với doanh nhân Phạm Nhật Vượng – cổ đông lớn nhất của Vincom và được một số tờ báo điện tử gọi là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam (tính theo giá đóng cửa ngày 29-12-2010, lượng cổ phiếu VIC và VPL mà ông Vượng đang sở hữu có giá trị thị trường hơn 15.215 tỷ đồng, tương đương 780 triệu đô-la Mỹ), được rao bán với giá 100.000 đô-la; còn trandinhlong.com, tên miền trùng với tên của ông chủ tập đoàn Hòa Phát, thì có giá 80.000 đô-la. Những tên miền được cho là dễ nhớ còn được rao bán với giá cao hơn, như vnau.com, enhadat.com, etintuc.com, nhacanban.com, thucantrecon.com, thucuongtrecon.com, thoitrangtrecon.com, vietnam24g.com, vietnamapparel.com, vietnamdomainname.com, vietnamdomainnames.com, vietnammoto.com… cùng nhiều tên miền khác.

Trên trang web bantenmien.vn hiện đang có hơn 3.700 tên miền được rao bán, trong đó nổi bật có caulacbodaigia.com và kimcuongdaquy.com được rao giá 25.000 đô-la, còn tên mydinh.com có mức giá 322.277 đô-la.

Rao giá là vậy, nhưng trên các trang web kể trên không thấy xuất hiện các ý kiến phản hồi (comment) ngã giá chuyện mua bán. Thời điểm đấu giá trên các trang web này được thay đổi thường xuyên nhằm cập nhật và làm mới mình. Một số tên miền tương tự nhau lại được định giá chênh lệch khá lớn, ví dụ như ở trang web raobantenmien.com thì tên miền vietnam24g.com được rao với giá lên đến 1 triệu đô-la, nhưng tên vietnam24h.com trên trang raobandomain.com chỉ được định giá ở mức 1.000 đô-la, tức thấp hơn đến 1.000 lần; trên raobantenmien.com thì tên miền vietnamtravelguides.com được rao bán 1 triệu đô-la còn ở moigioitenmien.com thì tên travelvietnam.com chỉ có giá 25.000 đô-la.

Tầm quan trọng của việc đăng ký tên miền (domain)

Domain – Tên miền hay thương hiệu online của doanh nghiệp là một tài sản vô hình nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó là cái tên để khách hàng nhận diện doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh mạng, để khách hàng tìm đến doanh nghiệp và mua hàng một cách nhanh chóng.



Chính vì thế, chọn domain – tên miền thương hiệu cho doanh nghiệp là một công việc cần sự tìm hiểu và suy nghĩ kỹ lưỡng. Tên miền cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí sau:
Tên miền gắn với tên doanh nghiệp hoặc sản phẩm kinh doanh
Tên miền ngắn gọn, dễ nhớ và dễ đọc.
Bạn nên đăng ký tên miền phổ biến như: .com; .net; .com.vn; .vn
Ngoài ra, công việc quan trọng thứ hai là lựa chọn nhà cung cấp uy tín và cung cấp phần mềm quản trị tên miền tốt, vì công việc này liên quan đến hoạt động website của doanh nghiệp. Cần hỗ trợ gì là nhà cung cấp tên miền có thể hỗ trợ được ngay.
Chức năng đa dạng dành riêng cho tên miền hoàn toàn miễn phí. Ví dụ: Chức năng Ẩn thông tin Whois của tên miền (khách hàng không cần lo lắng về việc thông tin cá nhân bị public); Chức năng Domain Lock (dùng để tránh transfer tên miền)…
Giá cả cạnh tranh và ưu đãi. Chính sách tốt nhất để khách hàng dễ dàng tiếp cận với Internet và hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của tên miền đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.