Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Tại sao lại dùng PROXY SERVER?

Chúng ta sẽ đi sâu hơn về các tính năng chính của Proxy Server để hiểu vì sao lại dùng Proxy Server.

     Các tính năng chính của Proxy server gồm 3 chức năng chính
  •     Tường lửa và filtering.
  •     Chia sẻ kết nối.
  •     Caching.

Tường lửa và filtering (Tính lọc ứng dụng)



    Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền internet: Do internet có nhiều lượng thông tin mà theo quan điểm của từng quốc gia, từng chủng tộc hay địa phương mà các nhà cung cấp dịch vụ internet khu vực đó sẽ phối hợp sử dụng proxy với kỹ thuật tường lửa để tạo ra một bộ lọc gọi là firewall proxy nhằm ngăn chặn các thông tin độc hại hoặc trái thuần phong mỹ tục đối với quốc gia, chủng tộc hay địa phương đó. Địa chỉ các website mà khách hàng yêu cầu truy cập sẽ được lọc tại bộ lọc này, nếu địa chỉ không bị cấm thì yêu cầu của khách hàng tiếp tục được gửi đi, tới các DNS server của các nhà cung cấp dịch vụ. Firewall proxy sẽ lọc tất cả các thông tin từ internet gửi vào máy của khách hàng và ngược lại.

Chia sẻ kết nối với Proxy Server

    Nhiều sản phẩm phần mềm dành cho chia sẻ kết nối trên các mạng gia đình đã xuất hiện trong một số năm gần đây. Mặc dù vậy, trong các mạng kích thước lớn và trung bình, proxy server vẫn là giải pháp cung cấp sự mở rộng và hiệu quả trong truy cập Internet. Thay cho việc gán cho mỗi máy khách một kết nối Internet trực tiếp thì trong trường hợp này, tất cả các kết nối bên trong đều có thể được cho qua một hoặc nhiều proxy và lần lượt kết nối ra ngoài.

Proxy Servers và Caching



    Caching của các trang web có thể cải thiện chất lượng dịch vụ của một mạng theo 3 cách. Thứ nhất, nó có thể bảo tồn băng thông mạng, tăng khả năng mở rộng. Tiếp đến, có thể cải thiện khả năng đáp trả cho các máy khách. Ví dụ, với một HTTP proxy cache, Web page có thể load nhanh hơn trong trình duyệt web. Cuối cùng, các proxy server cache có thể tăng khả năng phục vụ. Các Web page hoặc các dòng khác trong cache vẫn còn khả năng truy cập thậm chí nguồn nguyên bản hoặc liên kêt mạng trung gian bị offline.

Chúng ta đã thấy những ưu điểm của proxy server ,vậy proxy server có khuyết điểm gì không ?
  • Khuyết điểm đầu tiên mà chúng ta thấy do không truy xuất trực tiếp ra bên ngoài mà phải không qua một proxy Server nên tốc độ truy xuất chậm hơn so với thực tế .
  • Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiếm một proxy server còn sống (alive) để sử dụng .Và nguy cơ có thể bị tấn công nếu proxy server đó mang thông tin nguy hiểm như hacker lập ra để phúc vụ mục đích xấu.
  • Đôi khi cần một proxy khác nhau cho mỗi nghi thức, bởi vì proxy server phải hiểu nghi thức đó để xác định những gì được phép và không được phép. Để thực hiện nhiệm vụ như là client đến server thật và server thật đến proxy client, sự kết hợp , install và config tất cả những server khác nhau đó có thể rất khó khăn .
  • Mặc dù phần mềm proxy có hiệu quả rộng rải những dịch vụ lâu đời và đơn giàn như FPT và Telnet, những phần mềm mới và ít được sử dụng rộng rãi thì hiếm khi thấy. Thường đó chính là sự chậm trễ giữa thời gian  xuất hiện một dịch vụ mới và proxy cho dịch vụ đó, khoảng thời gian phụ thuộc vào phương pháp thiết kế proxy cho dịch vụ đó, điều này cho thấy khá khó khăn khi đưa dịch vụ mới vào hệ thống khi chưa có proxy cho nó thì nên đặt bên ngoài fire wall, bởi vì nếu đặt bên trong hệ thống thì đó chính là yếu điểm.
  • Nếu chúng ta “chịu khó” bỏ qua những khuyết điểm của Proxy Server ,và   những hiệu quả của Proxy Server mang lại thì chúng ta sẽ có một lá chắn tốt cho hệ thống .

PROXY




1.Proxy là gì?

    Proxy: Chỉ một hệ thống Computer hoặc một Router tách biệt kết nối, giữa người gửi (Sender) và người nhận (Receiver). Nó đóng vai trò là một hệ thống chuyển tiếp (Relay) giữa 2 đối tượng: Client (muốn truy cập tài nguyên) và Server (cung cấp tài nguyên mà Client cần).

    Nhờ chức năng chuyển tiếp (trung chuyển có kiểm soát) này, các hệ thống Proxy (hay Proxy servers trạm cài đặt proxy) được sử dụng để giúp ngăn chặn attacker xâm nhập vào Mạng nội bộ và các proxy cũng là một trong những công cụ được sử dụng để xây dựng Firewall trong Mạng của các tổ chức có nhu cầu truy cập Internet.

    Từ proxy còn có nghĩa “hành động nhân danh một người khác” và thực sự Proxy server đã làm điều đó, nó hành động nhân danh cho Client và cả Server . Tất cả các yêu cầu từ Client ra Internet trước hết phải đến Proxy, Proxy kiểm tra xem yêu cầu nếu được cho phép,  sẽ chuyển tiếp có kiểm soát yêu cầu ra Internet đến server cung cấp dịch vụ (Internet Hosts). Và cũng tương tự sẽ phản hồi (response) hoặc khởi hoạt các yêu cầu đã được kiểm tra từ Internet và chuyển yêu cầu này đến Client. Cả hai Client và Server nghĩ rằng chúng nói chuyện trực tiếp với nhau nhưng thực sự chỉ “talk” trực tiếp với Proxy.

Tóm lại hiểu một cách đơn giản và trực quan nhất

    Proxy chỉ một hệ thống Computer hoặc một Router tách biệt kết nối, giữa người gửi (Sender) và người nhận (Receiver)  proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định.(tất nhiên là phải khác nhau theo từng địa phương và từng nước)

Ví dụ: 77.71.0.149:8080. Địa chỉ IP của proxy trong ví dụ là 77.71.0.149 và cổng truy cập là 8080.

2.Proxy Server
  • Proxy Server là một server đóng vai trò cài đặt proxy làm trung gian giữa người dùng trạm( workstation user) và Internet. Với Proxy Server, các máy khách( clients) tạo ra các kết nối đến các địa chỉ mạng một cách gián tiếp. Những chương trình client của người sử dụng sẽ qua trung gian proxy server thay thế cho server thật sự mà người sử dụng cần giao tiếp.
  • Proxy server xác định những yêu cầu từ client và quyết định đáp ứng hay không đáp ứng, nếu yêu cầu được đáp ứng, proxy server sẽ kết nối với server thật thay cho client và tiếp tục chuyển tiếp đến những yêu cầu từ client đến server, cũng như đáp ứng những yêu cầu của server đến client. Vì vậy proxy server giống cầu nối trung gian giữa server và client.

    Hiểu một cách đơn giản là : Proxy server là một trung tâm cài đặt các proxy .Mà các proxy này nằm giữa máy tính của bạn và tài nguyên internet (bộ đệm) mà bạn đang truy nhập . Dữ liệu mà bạn yêu cầu đến proxy trước , rồi sau đó nó mới truyền dữ liệu cho bạn và ngược lại.

3.Tại sao lại dùng Proxy ?
  •     Do mọi thông tin truy xuất phải thông qua Proxy nên chúng ta có thể quản lý được mọi thông tin ra và vào ví dụ: Mọi yêu cầu của máy khách phải qua Proxy server, nếu địa chỉ IP có trên proxy, nghĩa là website này được lưu trữ cục bộ, trang này sẽ được truy cập mà không cần phải kết nối Internet, nếu không có trên Proxy server và trang này không bị cấm, yêu cầu sẽ được chuyển đến server thật, DNS server… và ra Internet.
  •     Các dịch vụ proxy đều có lợi trong việc logging :Vì các proxy server hiểu các giao thức cơ bản, chúng cho phép logging đạt hiệu quả. Ví dụ, thay vì logging tất cả những dữ liệu đã truyền, một FTP (File Transfer Protocol) proxy server chỉ ghi lại những lệnh đã tạo và những đáp ứng của remote server, điều này giúp việc logging ít và hữu dụng hơn.
  •     Đáp ứng được nhu cầu truy xuất của cá nhân và vừa đảm bảo an toàn cho hệ thống cục bộ do chúng ta sử dụng địa chỉ ẩn danh ,và mọi truy xuất đều thông qua proxy nên thông tin cục bộ không trực tiếp tương tác với bên ngoài.
  •     Các dịch vụ proxy cho phép người dùng truy cập các dịch vụ Internet “trực tiếp”. Với các dịch vụ Proxy, các người dùng luôn nghĩ rằng họ đang tương tác trực tiếp với các dịch vụ Internet. Ví dụ các người dùng chỉ cần gõ vào địa chỉ của một trang web nào đó thì trang web được trình duyệt hiển thị lên cho người dùng. Dĩ nhiên là có nhiều công việc phải làm ở bên trong nhưng nó là trong suốt đối với người dùng. Người dùng truy cập các dịch vụ Internet từ chính những hệ thống riêng của họ, mà không cần cho phép các gói tin truyền trực tiếp giữa hệ thống của người dùng và Internet đảm bảo an toàn cho hệ thống.
  •     Proxy server tích lũy và cứu file , những file mà thường đựơc yêu cầu bởi ngàn người dùng trên internet trong dữ liệu đặc biệt , gọi là cache . Do đó , proxy server chúng có thể tăng tốc độ truy nhập internet. Cache của proxy server có thể đã sẵn chứa thông tin bạn cần trong thời gian bạn yêu cầu , làm cho proxy server có thể phân phối thông tin ngay lập tức mà không cần phải truy tìm thông tin ngoài internet.
  •     Một Proxy Server thường nằm bên trong tường lửa , giữa trình duyệt web và server thật , làm chức năng tạm giữ những yêu cầu Internet của các máy khách để chúng không giao tiếp trực tiếp Internet .Người dùng sẽ không truy cập được những trang web không cho phép ( bị công ty cấm ). Vd :Admin không muốn nhân viên của mình đọc báo hay chơi game online trong giờ làm việc , bằng cách dùng proxy server admin có thể khóa một số site được chỉ định.
  •     Proxy server làm cho việc sử dụng băng thông có hiệu quả do chúng ta quản lý được các hoạt động của người dùng.Nên có thể giới hạn thông tin nào được dùng và không dùng tránh được việc nghẽn băng thông.

FILE SERVER - giải pháp lưu file cho doanh nghiệp!

    Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào hiện tại có sử dụng máy tính, thì tất nhiên sẽ có các file tài liệu cần được lưu trữ và chia sẻ trong nội bộ cũng như chia sẻ rộng rãi cho khách hàng, đối tác.




    Vậy làm thế nào để lưu trữ an toàn và tiện lợi ? Đây có lẽ là một câu hỏi đã từng làm trăn trở khá nhiều doanh nghiệp cũng như người có trách nhiệm xây dựng và quản lý hệ thống lưu trữ – giải pháp file server của các công ty.

    Có nhiều cách để tạo nên sự an toàn, bao gồm đầu tư hạ tầng và giải pháp, hoặc là cả hai. Một máy chủ lưu trữ tất cả dữ liệu của công ty phải đạt tiêu chuẩn trực tuyến trong suốt thời gian công ty hoạt động hành chính, và cũng có thể là ngoài giờ làm việc, hoặc 24/24 tùy từng yêu cầu cụ thể.

    Ngoài ra sự an toàn còn được đánh giá thông qua khả năng xử lý linh hoạt các trường hợp rủi ro có thể tính đến gây mất mát dữ liệu như: hỏng hóc phần cứng (Ổ cứng, Raid lỗi…), sự cố cháy nổ máy chủ, sự cố sock điện…

   Vậy còn sự tiện lợi ? Nó nằm ở khả năng mở rộng lưu trữ, quá trình thao tác đơn giản, không mất thời gian cho doanh nghiệp và người sử dụng, không đòi hỏi quá nhiều hiểu biết về chuyên môn đối với người sử dụng văn phòng.

    Nhận thấy nhu cầu này, techSOLUTiONS đã xây dựng một gói dịch vụ, giải pháp file server trọng gói cho doanh nghiệp và các tổ chức có nhu cầu lưu trữ. Giải pháp file server có các tính năng chính như sau:

  • Sử dụng hệ thống lưu trữ SAN mà không cần phải đầu tư chi phí phần cứng.
  • Sẵn sàng mở rộng dung lượng lưu trữ bất cứ lúc nào có nhu cầu.
  • Quản lý người dùng: Thêm, xóa, sửa, cấp quyền hạn cho người dùng vào từng thư mục tương ứng hoặc các thư mục dùng chung.
  • Hỗ trợ phần mềm sync file trực tiếp từ máy trên Windows, Linux, Mac OS.
  • Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị di động sử dụng iOS và Android.
  • Chi phí đầu tư hợp lý, được tính theo dung lượng cũng như tài nguyên hệ thống triển khai.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Ứng dụng điện toán đám mây - những điều cần nhớ

    Khi chuyển đổi các hoạt động của doanh nghiệp sang điện toán đám mây, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần triển khai một kế hoạch chiến lược để đáng giá những thách thức tiềm năng họ có thể đối mặt.



    Trong khi những lợi ích của việc chuyển đổi các quy trình kinh doanh sang một số cấu trúc điện toán đám mây đã rất rõ ràng cũng như có vô vàn các công cụ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư khi triển khai điện toán đám mây thì những rủi ro tiềm ẩn của việc chuyển đổi này lại bị xem nhẹ.

    Với các doanh nghiệp cỡ vừa, quyết định đánh giá bất kì ứng dụng điện toán đám mây nào đều nên thuộc về một ban đánh giá và dự phòng rủi ro. Ban chuyên môn này ngoài giám đốc điều hành và chiến lược công nghệ còn cần có chủ doanh nghiệp, chuyên gia quản trị rủi ro, chuyên gia pháp luật, chuyên gia chiến lược doanh nghiệp để xem xét những rủi ro sau đây:

1. Truy cập dữ liệu riêng tư:  
    Trong sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp hiện nay, mỗi công ty cần làm mọi cách để bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn của dữ liệu. Trong quá trình chuyển đổi sang điện toán đám mây, ban lãnh đạo phải xác định một kế hoạch chi tiết để đảm bảo tài liệu được an toàn trong suốt và sau quá trình chuyển đổi. Trước khi quy trình này được tiến hành, cần có một nghiên cứu để lựa chọn những công cụ đánh giá chủ chốt về cấu trúc bảo mật và báo cáo cuối cùng cần vạch ra những chính sách để quản lí truy cập và tách riêng trách nhiệm của người dùng, cả hai trên các ứng dụng điện toán đám mây mới cũng như những điểm trên giao diện giữa hệ thống cloud mới và trên hệ thống ứng dụng cũ. Điều này còn quan trọng hơn nữa nếu cơ sở thiết bị được thuê từ nhà cung cấp đám mây cho nhiều bên thuê.      

2. Tính sẵn có của nền tảng:  
     Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là người quyết định sự có mặt của điện toán đám mây có quan trọng trong hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm định hình, triển khai kế hoạch phát triển chứ không phải đội ngũ IT. Với tất cả các quy trình liên quan tới khách hàng và doanh thu, mọi nguyên nhân có thể khiến nền tảng không sẵn có phải được xác định. Giải pháp dự phòng, liên kết với nhà cung ứng đám mây hay là đội ngũ IT nội địa tự phát triển, cần được lựa chọn trước khi quyết định chuyển đổi được chốt hạ. Với đối tượng ngoài doanh nghiệp và các quy trình liên quan tới người dùng thì sự sẵn có nghĩa là phải có những tiêu chuẩn hồi đáp, tương tác trong các giao dịch quan trọng bởi một trải nghiệm không tốt với website công ty có thể ngăn cản khách hàng ở lại và tìm hiểu thêm. Khía cạnh thứ hai của sự sẵn có là tính mở của các lựa chọn trong tương lai. Ban lãnh đạo cần đảm bảo rằng doanh nghiệp của họ sẽ luôn nắm quyền sở hữu các dữ liệu chủ và dữ liệu chuyển đổi trên hệ thống điện toán đám mây và nếu doanh nghiệp muốn kết thúc hợp đồng với nhà cung ứng đám mây hay nhà cung ứng dừng hoạt động, ngừng cung cấp dịch vụ thì dữ liệu vẫn có thể di chuyển ra ngoài tại một thời điểm sau đó với chi phí tài chính, quản lí tối thiểu.

3. Tính đồng bộ của các quá trình: 
    Lợi nhuận từ bất cứ một sự phát triển phần mềm kinh doanh nào đều phụ thuộc vào sự kết nối tỉ mỉ giữa các quy trình kinh doanh và các tương tác với dữ liệu, người dùng trong ứng dụng được sử dụng. Cấu trúc điện toán đám mây sẽ gây nhiều thử thách cho quá trình chuyển đổi bởi không có cách nào để tùy chỉnh ứng dụng cloud cho từng cá nhân. Ban lãnh đạo cần vạch ra mọi quy trình sẽ được chuyển đổi sang hệ thống của nhà cung cấp đám mây và sửa đổi hợp lí trước khi quyết định sẽ chuyển đổi chứ không phải sau đó, khi gặp phải những vấn đề phát sinh. Họ cũng cần xác định rõ ràng những quy trình nào sẽ được chuyển đổi để đồng bộ được những quy trình mới với cấu trúc hiện hành, đồng thời đảm bảo không có một cấu trúc ứng dụng hay hệ thống hiện hành không được đầu tư đúng mức. Tất nhiên điều này sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu phần nào hệ thống hiện hành đã được một nhà cung ứng đám mây hỗ trợ.

4. Sự chấp nhận từ các nhân viên: 
    Sự thành công của mọi dự án IT còn tùy thuộc vào sự đón nhận và phản ứng của người dùng sau khi dự án đó đi vào hoạt động. Ban lãnh đạo cần đào tạo kĩ năng mới cho các nhân viên để họ có thể nhanh chóng thích nghi và dự án thành công. Chuyển đổi sang điện toán đám mây lần đầu tiên có thể còn cần một số cài đặt bổ sung. Cuối cùng khi những ứng dụng nội bộ được chuyển sang cloud, mức độ thành công còn tùy thuộc vào sự tinh giản của công việc. Nhiều người sẽ nhận ra công việc của họ được tổ chức lại sau một thời gian. Các nhà lãnh đạo cần đảm bảo các nhân viên sẽ dùng hệ thống mới nắm bắt được kịp thời quy trình làm việc mới và nhanh chóng thích nghi với hệ thống điện toán đám mây.

     Trong suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp đã để đội ngũ IT nội bộ quản lí mọi quy trình hoạt động. Chuyển đổi các quy trình IT sang một hệ thống đánh giá rủi ro, thiết lập dự phòng có năng lực, trách nhiệm cũng như áp dụng những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai việc phát triển ứng dụng trên điện toán đám mây – quy trình không thể tránh được trong tương lai.

Hoạch định điện toán đám mây (máy chủ ảo) trước khi sử dụng

Điện toán đám mây (cloud computing) tiếp tục là xu hướng giúp doanh nghiệp (DN) phát triển hoạt động kinh doanh. Để tin dùng nó, DN cần quá trình thay đổi toàn diện, hiểu biết và có lộ trình, kế hoạch bài bản… 

 Xu hướng tất yếu


Theo ông Phí Anh Tuấn, Giám đốc Giải pháp CSC Việt Nam, “sớm muộn gì điện toán đám mây (Cloud) cũng được ứng dụng tại Việt Nam. Việc ứng dụng này sẽ đến từ khách hàng và nhà cung cấp giải pháp”. Tuy nhiên, để Cloud đi vào ứng dụng, nhân tố không thể thiếu là các CIO (giám đốc CNTT) của các doanh nghiệp. Khi CIO - người quản lý hệ thống thông tin của tổ chức/ doanh nghiệp có đủ thông tin và hiểu biết về Cloud, nhận thức được lợi ích cũng như những điều cần lưu ý khi ứng dụng Cloud, họ sẽ có đề xuất hợp lý với ban lãnh đạo.

Để thành công với Cloud, các CIO nên lưu ý một số vấn đề sau:

Với những khách hàng đầu, cuối muốn khai thác đám mây công cộng (Public Cloud) không cần phải lưu ý nhiều về lộ trình đưa ứng dụng từ truyền thống lên Cloud, mà chỉ cần lưu ý đến chức năng các ứng dụng có phù hợp với DN hay không. Đặc biệt, DN phải lưu ý chất lượng dịch vụ. CIO và DN cần hiểu biết các khái niệm như: SaaS, PaaS và IaaS để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đúng.

Với DN mong muốn xây dựng đám mây riêng (Private Cloud) hoặc kết hợp dưới dạng đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thì cần hiểu rõ hơn các kiến trúc, cụ thể SOA (Service-oriented architecture - kiến trúc hướng dịch vụ), vì nó đóng vai trò rất quan trọng. Từ đó, DN có thể xây dựng một lộ trình chuyển đổi ứng dụng theo kiến trúc truyền thống sang ứng dụng khai thác được trên Cloud. Trường hợp hiểu biết còn hạn chế hoặc không chuyển tải được nội dung kỹ thuật sang ngôn ngữ “đời thường” để lãnh đạo hiểu, CIO phải lựa chọn nhà tư vấn đúng để đảm bảo đầu tư đúng hướng, tránh tiền mất mà hiệu quả không cao.

Tính khả thi cao…

Theo ông Võ Tăng Huy, Trưởng phòng CNTT Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), Cloud tại Việt Nam hoàn toàn khả thi vì giúp tiết kiệm chi phí, hỗ trợ làm việc mọi nơi, mọi lúc… Ngày càng có nhiều nhà cung cấp hạ tầng và giải pháp chú ý đến thị trường Việt Nam như: HP, IBM, Oracle, Microsoft... Các DN trong nước do đó càng có cơ hội tiếp cận thông tin để tìm kiếm giải pháp tối ưu, tận dụng lại hạ tầng và thiết bị đang sẵn có của DN.

Ông Huy cho biết thêm, Công ty FPT Online đã và đang đầu tư vào ảo hóa các máy chủ; Nghiên cứu và thử nghiệm các ứng dụng trên Cloud. FPT dự kiến tới đây sẽ triển khai thử nghiệm các ứng dụng này. FPT Online hiện đang nghiên cứu phần cứng của một số hãng và sử dụng VMWare làm phần mềm ảo hóa.

Ông Lim Eng Cheng, Phụ trách Kiến trúc Giải pháp Điện toán đám mây HP khu vực Đông Nam Á cho rằng: Để ứng dụng thành công mô hình Cloud, sử dụng các dịch vụ hiệu quả, DN phải có chiến lược phát triển và kế hoạch rõ ràng trước khi thiết kế, triển khai.

Với giải pháp điện toán mây riêng (Private Cloud) cho DN như HP CloudStart, HP Việt Nam có đội ngũ tư vấn giải pháp giúp DN xây dựng hệ thống và vận hành nó. Tại khu vực Đông Nam Á, HP đã tư vấn và triển khai thành công điện toán đám mây cho một số ngân hàng tại Philippine, Thái Lan, Indonesia và nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Singtel (Singapore)…

Các bước triển khai “Cloud”

Ngày nay, điện thoại di động, máy tính đều có thể kết nối, tương tác với Cloud dễ dàng và nhanh chóng. Công nghệ nhúng cho phép DN ứng dụng trên mọi thiết bị để phục vụ nhân viên, đối tác và khách hàng. Cloud tiếp tục là xu hướng để DN triển khai các ứng dụng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Theo HP, các bước triển khai dịch vụ điện toán đám mây phù hợp tại Việt Nam có thể bao gồm:

Nắm bắt quan niệm (Cloud Discovery Workshop): Cung cấp cho lãnh đạo DN các khái niệm và quan niệm về Cloud Computing, cơ hội và lợi ích mang lại, khả năng quản trị, bảo mật an ninh hệ thống…

Lộ trình (Roadmap): Khi vai trò các cá nhân trong tổ chức đã rõ, DN thực hiện tự động chuyển đổi kế hoạch thông qua các công cụ. Nhà cung cấp sẽ cùng với DN xác định nhu cầu của tổ chức là đám mây riêng (Private), đám mây công cộng (public) hay đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thông qua phân tích cách quản lý dịch vụ, kiến trúc kỹ thuật, văn hóa, nhân viên, cách thức quản trị và các lĩnh vực khác.

Thiết kế (Design): Các chuyên gia Cloud sẽ phân tích chi tiết kỹ thuật và nghiệp vụ DN dựa trên kiến trúc chuẩn của nhà cung cấp Cloud, bao gồm các thiết bị, cài đặt công nghệ, phần mềm quản lý và các yêu cầu dịch vụ đám mây có liên quan. Ngoài ra, còn có dự toán, kế hoạch thực hiện.

Triển khai: Đảm bảo an ninh hệ thống (Security Analysis). Thực thi và hỗ trợ cho hạ tầng điện toán mây (Converged Infrastructure Service); Triển khai các ứng dụng phần cứng, phần mềm dịch vụ tích hợp trên các đám mây nội bộ DN (CloudStart Solution); Dịch vụ hỗ trợ, đào tạo (Support and Education Service).

HOSTING và đôi điều cần chú ý!

    Nhà cung cấp web hosting sẽ cấu hình website của bạn và bảo đảm cho nó có thể được truy cập 24/24. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên lưu ý những điều sau đây khi lựa chọn nhà cung cấp hosting.

    Rõ ràng với các gói hấp dẫn được cung cấp bởi nhiều công ty hosting (lưu trữ website), không ai có thể chê trách nếu bạn không phải là một người sành sỏi trong lĩnh vực CNTT. Thậm chí cả khi nếu bạn là một người am hiểu trong lĩnh vực này thì tôi cũng tin chắc rằng bạn có thể sẽ vẫn phải đối mặt với một số khó khăn trong việc chọn nhà cung cấp hosting lý tưởng bởi có quá nhiều mức giá khác nhau được các nhà cung cấp đưa ra. Nói về sự lý tưởng, bạn có tin tưởng rằng có nhà cung cấp web hosting lý tưởng hay không? Rõ ràng là không có nhà cung cấp nào là lý tưởng đối với mọi người. Hãy nên nhớ rằng, mỗi người thường tìm kiếm mỗi thứ khác nhau. Một người có thể nói công ty A là nhà cung cấp rất tốt, tin cậy nhưng người khác lại nghĩ rằng công ty B mới tốt hơn. Vì vậy, việc đánh giá một nhà cung cấp lý tưởng hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào mỗi người.

     Nhà cung cấp web hosting sẽ cấu hình website của bạn và bảo đảm cho nó có thể được truy cập 24/24. Vì vậy, việc chọn một nhà cung cấp tin cậy để bảo đảm cho website luôn luôn được truy cập tốt là một điều quan trọng. Website được bảo vệ và duy trì truy cập 24/24 thì điều đó cũng có nghĩa là người dùng cũng tin tưởng vào địa chỉ website của bạn và ngày càng truy cập đông hơn. Chính vì các lý do đó nên tôi quyết định đưa ra một số mẹo nhỏ dưới đây cho những người cần chọn nhà cung cấp web hosting:


Các loại hình của nhà cung cấp dịch vụ và những gì bạn mong đợi

Khuyến mãi

Đừng bao giờ mong đợi quá nhiều vào khuyến mãi. Nếu bạn cần xem xét một cách chuyên nghiệp website để hoạt động trên Internet, tôi không nghĩ bạn nên phụ thuộc vào các khuyến mãi vì đôi khi chúng không thể cung cấp các tính năng cũng như sự hỗ trợ mà bạn cần.

Những thứ phải trả

Tôi sẽ lựa chọn nhà cung cấp cá nhân nếu tôi thiết lập một doanh nghiệp trực tuyến hoặc một website chuyên nghiệp. Bằng cách đó, nhà cung cấp đã chọn sẽ phục vụ một cách tốt hơn và bạn có thể lựa chọn được những nhà cung cấp có các tính năng bạn muốn.

Những tiêu chuẩn quan trọng để chọn nhà cung cấp Web Hosting

Sự hỗ trợ
Vâng, sự hỗ trợ rõ ràng là thứ quan trọng nhất. Không những hỗ trợ những thứ bạn cần mà nhà cung cấp còn phải bảo đảm tính chuyên nghiệp và khả năng hỗ trợ 24x7x365. Phải biết được những vấn đề bất ngờ xảy ra với website của bạn vào lúc nửa đêm. Vậy ai có thể là nhà cung cấp mà bạn có thể chọn? Một lời khuyên đơn giản đó là, trước khi chọn nhà cung cấp, hãy thử email cho họ và xem hoạt động đáp trả của họ như thế nào (nhanh hay chậm). Dù đó có là một câu hỏi mang tính kỹ thuật hay câu hỏi đối với dịch vụ khách hàng. Nếu bạn quan tâm đến các kế hoạch của họ, tôi sẽ gợi ý bạn nên email cho văn phòng dịch vụ khách hàng của họ trước. Nếu họ đáp trả ngay lập tức thì hãy đánh dấu họ vào trong danh sách của bạn để có thể nhớ được chi tiết này.

Giá thành

Nói đến tiền bạc, mọi người nên suy nghĩ một cách chín chắn. Hầu hết mọi người thường so sánh giá cả của công ty này với công ty khác. Để đưa ra một quyết định sáng suốt hãy bảo đảm rằng giá cả mà bạn chọn là hợp lý. Mặc dù vậy, hãy lưu ý rằng giá rẻ chưa chắc đã tương ứng với dịch vụ tốt hơn. Tôi bảo đảm rằng bạn sẽ nghi ngờ khi bạn thấy một công ty A đưa ra một kế hoạch quá rẻ so với công ty B. Đừng lo sợ. Hãy thử làm một vài thống kê khác hoặc vào các diễn đàn để hỏi những người khác để xem xét lại công ty đó. Cuối cùng thì bạn cũng sẽ phải quyết định và có thể có rủi ro khi tin tưởng công ty mà bạn sẽ chọn. Chính vì vậy, tiêu chuẩn tiếp theo cũng là một tiêu chuẩn quan trọng không kém khi bạn tin tưởng vào một công ty nào đó.

Sự cam kết về lắp đặt

Hãy bảo đảm rằng bạn tìm được một nhà cung cấp web hosting phải có các chính sách về cam kết sau khi lắp đặt. Thường thì là cam kết trong khoảng 30 ngày, chỉ có một số ít cho phép đến 60 ngày. Vì vậy, với sự cam kết này, bạn không phải lo lắng khi bắt đầu mạo hiểm trong lĩnh vực này và cho phép bạn toàn tâm toàn ý vào việc phát triển website.

Hệ thống và các ứng dụng

Ngày nay, công ty web hosting hầu hết cung cấp các nền tảng ứng dụng Linux hoặc Windows đối với máy chủ của họ. Vì vậy nếu thiết kế website trên kỹ thuật ASP thì bạn sẽ phải triển khai nó trên nền Windows. Ngoài ra cũng cần phải kiểm tra các tính năng được đưa ra xem tính năng đó có hỗ trợ cho các kỹ thuật phụ trợ trong website của bạn không. Nếu không chắc chắn, đừng do dự khi hỏi họ. Đây cũng là giải thích vì sao sự hỗ trợ là quan trọng đến vậy. Bạn có thể gửi e-mail và hỏi họ hoặc thậm chí gọi thẳng đến nếu họ là các nhà cung cấp địa phương.

Khả năng nâng cấp, độ tin cậy và bảo mật

Một nhà cung cấp web hosting tốt cũng phụ thuộc vào khả năng nâng cấp như thế nào; khả năng tin cậy về mặt kết nối và khoảng thời gian sử dụng ổn định; được bảo đảm về việc lọc Virus và Spam. Bạn nên nhớ rằng tất cả các tiêu chuẩn này đều là cần thiết để bảo đảm cho website của bạn hoạt động tốt. Nếu nhà cung cấp cho phép nâng cấp dễ dàng đối với bất kỳ kế hoạch hosting nào thì đó là một điều tuyệt vời. Một số nhà cung cấp phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy điều này phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của bạn. Hãy nhớ chọn nhà cung cấp có thể cho phép bạn dễ dàng thay đổi băng thông, không gian web và các tài khoản email khi lưu lượng của bạn tăng cao.

Thực hiện kiểm tra khả năng tin cậy của công ty cung cấp dựa vào vấn đề bảo hành thời gian sử dụng ổn định cũng như việc hỏi về nơi dịch vụ và kết nối của họ được đặt. Bạn cũng luôn phải email để hỏi họ về vấn đề này. Tôi cho rằng, một công ty cung cấp web hosting tin cậy sẽ cung cấp tất cả các vấn đề trên trên website của họ để bạn có thể thấy rõ. Vì vậy trong trường hợp nếu họ cung cấp livechat ( chức năng hỗ trợ trực tuyến cho khách hàng )thì hãy hỏi họ ngay lập tức. Sự bảo hành trong thời gian sử dụng phải ít nhất cũng bảo đảm được rằng website của bạn có thể an toàn với người dùng bất cứ lúc nào, hoặc bất cứ nơi đâu.

Bảo mật là điều quan trọng mà mọi người đều cần đến nó. Vì vậy, cách tốt nhất khi chọn một nhà cung cấp đó là phải có các chính sách lọc virus và Spam rõ ràng. Đây chính là áp dụng câu nói “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”. Vì vậy, phải chuẩn bị trước để bảo vệ bạn tránh được các tấn công của virus và mã nguy hiểm cho website của bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được những điều bổ ích cần thiết cho câu hỏi của mình.

Máy chủ là gì?

    Server (máy chủ) là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là "máy chủ", hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, một máy tính có thể cung cấp nhiều dịch vụ và dịch vụ chạy đa dạng.



    Các máy chủ thường hoạt động trong một mô hình client-server, server (máy chủ) là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ yêu cầu của các chương trình khác, các client (khách hàng). Do đó, các máy chủ thực hiện một số nhiệm vụ thay mặt cho khách hàng. Các khách hàng thường kết nối với máy chủ thông qua mạng nhưng có thể chạy trên cùng một máy tính. Trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP), một máy chủ là một chương trình hoạt động như một socket listener (giao thức nghe).

    Các máy chủ thường cung cấp các dịch vụ thiết yếu qua mạng, hoặc là để người dùng cá nhân trong một tổ chức lớn hoặc cho người dùng nào thông qua Internet. Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server), hoặc một số loại khác của máy chủ.

    Nhiều hệ thống sử dụng mô hình client/server mạng này bao gồm các trang web và các dịch vụ email. Một mô hình thay thế, mạng peer-to-peer cho phép tất cả các máy tính để hoạt động như một trong hai (client hoặc server) khi cần thiết.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Hosting- Domain (tên miền):Mối quan hệ ra sao?

Mối quan hệ qua lại của tên miền và hosting? Việc lựa chọn một tên miền có thể có một chút trở ngại khi các nhà đăng ký tên miền thường mời chào thêm nhiều dịch vụ chứ không chỉ là tên miền. Nhiều nhà đăng ký còn đưa ra cả dịch vụ hosting, vì vậy bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu về mối quan hệ giữa tên miền và hosting.



- Tên miền và hosting là hai sản phẩm dịch vụ hoàn toàn riêng rẽ, nhưng trong khi cố gắng bán cả hai thì các nhà đăng ký tên miền thường gây nhầm lẫn cho khách hàng. Khi bạn mua hosting cho website, về cơ bản bạn đang thuê một folder trên một máy tính (gọi là máy chủ Web) được kết nối với Internet. Bạn trả cho công ty phí hàng tháng hoặc hàng năm để duy trì các file website của bạn trên mạng và giữ chúng an toàn tránh khỏi các hacker hay những “kẻ xấu” trên mạng khác. Mặc dù về mặt kỹ thuật, bạn vẫn có thể tự lưu trữ một website, nhưng với chi phí khoảng 10 hoặc 20 USD/tháng thuê hosting thì đó là khoản chi tiêu hợp lý. Duy trì máy chủ web luôn họat động và ở tình trạng tốt là việc khá quan trọng, vì vậy hãy để nhiệm vụ này cho các chuyên gia, những người yêu thích kiểu công việc đó.

- Điều quan trọng là phải hiểu được mối quan hệ giữa các tên miền và hosting trang web. Về cơ bản, một tên miền trỏ đến một thư mục riêng biệt trên một máy chủ web cụ thể. Bạn có thể mua một tên miền mà không mua dịch vụ hosting. Nhiều người thường mua các tên miền khá lâu trước khi họ có thể tiến hành tạo lập một trang web. Còn ngay khi bạn nghĩ ra được một cái tên hay thì hãy chi 8 USD và chỉ mua tên miền đó, thế nên một số người khác không có được nó.

- Cho đến khi bạn tạo ra một trang web, tên miền sẽ trỏ đến một “trang được giữ chỗ”. Trang này được tạo lập bởi nhà đăng ký tên miền như một nơi giữ chỗ cho đến lúc bạn mua hosting và đưa trang của bạn lên mạng. Trang được giữ chỗ này để cho những người khác biết rằng tên miền đó không có sẵn nữa. Sau khi bạn phát triển một trang, có được hosting, và đưa được các file của trang web đó vào trong thư mục của bạn lên máy chủ web thì bạn hãy chuyển tên miền của bạn trỏ vào trang này.

- Hãy nhớ rằng bạn cũng có thể trỏ nhiều tên miền vào cùng một trang web. Nếu bạn quyết định làm thế thì bạn không cần phải mua thêm hosting. Dưới đây là một số câu hỏi cần được đưa ra trước khi bạn mua thêm hosting.

- Bạn có muốn một trang web khác không? (Một trang khác hoàn toàn với những file khác). Ví dụ, 2 URL riêng biệt có 2 tên miền khác nhau, được đặt ở những folder khác nhau, và được thiết lập từ những file hoàn toàn không giống nhau.

- Bạn có muốn một tên miền khác trỏ đến trang mà bạn đang có không ? Ví dụ, bạn có thể có 2 URL trỏ đến một nơi. Trong trường hợp này, đó là một thư mục có một bộ các file trên máy chủ, nhưng 2 tên miền cùng trỏ đến nó.

- Nếu trả lời là có ở câu thứ 2, bạn không cần mua thêm một tài khoản hosting. Các file đều có sẵn trong thư mục này. Nói chung, công ty hosting của bạn sẽ không đòi bạn trả tiền để trỏ một tên miền khác tới cùng một trang. Vả lại họ cũng không quan tâm bạn trỏ bao nhiêu tên miền vào một website. Tuy nhiên, họ sẽ lưu ý nếu bạn có nhiều hơn một website và sẽ căn cứ vào đó để yêu cầu bạn trả tiền.

Tên miền tiếng Việt




      Thực tế cho thấy việc phát triển các Website với tên miền tiếng Việt là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút người dân sử dụng Internet, nhất là với bà con vùng sâu, vùng xa khả năng sử dụng ngoại ngữ còn khá hạn chế.

Hiện nay, đã có trên 800.000 tên miền tiếng Việt đăng ký hoạt động. Những nhu cầu thiết thực như kỹ thuật nuôi cá; kỹ thuật nuôi baba; cách chữa rắn cắn; giá ngô, giá vải thiều,… là những điều người nông dân rất cần thông tin. Do vậy, việc phát triển các Website với tên miền tiếng Việt như: kỹthuậtnuôibaba.vn; Cáchchữarắncắn.vn, giávảithiều.vn,.. đã thu hút bà con nông dân sử dụng internet. Các website tên miền tiếng Việt này có nội dung trình bày dễ hiểu, hình họa sinh động, cung cấp, cập nhật thông tin, có địa chỉ, số điện thoại trợ giúp bà con nông dân khi sử dụng Internet.

    Tương tự như vậy, các em học sinh nghèo ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng có thể sử dụng tiện ích trường học trực tuyến để học tập, tra cứu điểm thi đại học, lựa chọn nguyện vọng vào các trường,…

    Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tiếp tục đưa Internet tới vùng sâu, vùng xa,… Việc này được cụ thể hóa trong trong chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, không chỉ hỗ trợ hạ tầng mạng, mà còn hỗ trợ máy tính cho các điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng.

    Thực tế những năm qua, trung bình mỗi năm chương trình viễn thông công ích hỗ trợ 1.500 tỷ đồng để phát triển hạ tầng, như đưa Internet băng rộng đến cơ quan chính quyền các cấp, trường học, bệnh viện, đồn biên phòng, các điểm truy cập công cộng và cả các hộ gia đình,…. Chưa kể, hiện tại các công nghệ mới phù hợp và dễ dàng cho việc kết nối, truy nhập Internet vùng sâu, vùng xa như dịch vụ 3G đã rất phát triển, dễ dàng đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet cho người dân.
    Ông Tân khẳng định, vấn đề cơ sở hạ tầng kết nối Internet hiện không còn là rào cản lớn trong việc đưa Internet về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, khi đã có cơ sở hạ tầng thì người dân cũng cần phải có kiến thức, hiểu biết về Internet.
    Được biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng Trung ương Đoàn ký kết hợp tác triển khai chương trình kết nối mạng tri thức, huy động hàng triệu đoàn viên trên cả nước cùng truyền thông, đào tạo, bồi dưỡng cho người dân, đặc biệt là nông dân sử dụng máy tính, thúc đẩy Internet phát triển.
Cùng với đó, Dự án nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam (BMGF-VN) cũng được triển khai mở rộng ra 40 tỉnh, thành phố cũng là những điều kiện thuận lợi cho việc đưa Internet về vùng sâu, vùng xa.

    Theo ông Tân, chúng ta nên đặt ra các định hướng cho chính quyền các tỉnh, các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp có chương trình hỗ trợ bà con nông dân bằng việc tăng cường cung cấp thông tin hữu ích, thuần Việt trên Internet để thu hút bà con sử dụng. Khi đó thói quen dùng Internet sẽ thay đổi, chuyển biến tích cực.
    “Kết quả sẽ dễ hình dung như việc điện thoại di động đã được sử dụng rộng rãi ở hầu hết khu vực nông thôn, có nghĩa là nếu dịch vụ, nội dung nào thực sự hữu ích sẽ được nhanh chóng tiếp nhận và phát triển”, ông Tân chia sẻ.

Tên miền cho doanh nghiệp

Hiện nay với xu thế toàn cầu mọi hoạt động kinh doanh hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều lập website để quảng bá và tìm kiếm thêm khách hàng, đối tác trên môi trường internet. Do đó tên miền cho doanh nghiệp gắn liền với website là không thể thiếu.


 


I. Ngắn ngọn: Một tên doanh nghiệp dài rất khó nhớ dẫn đến bất tiện trong các giao dịch khách hàng, đối tác và đặc biệt các đối thủ của bạn có thể nhòm ngó đến phần tên riêng của bạn (thêm một số từ trước đó để đặt tên cho một doanh nghiệp mới).

II. Có thể phát âm được: Không nên lựa chọn tên doanh nghiệp được tạo nên từ những chữ cái không phát âm được. Vì nó cũng rất khó nhớ và không thể bảo hộ như một nhãn hiệu, trừ trường hợp bạn chứng minh và đề nghị chứng nhận nó là nhãn hiệu nổi tiếng mà thôi (điều này thật không dễ).

III. Có ý nghĩa: Bạn hãy nghĩ đến những từ và cụm từ có mối liên hệ với nhau mà có thể gợi lên cảm giác mà bạn mong muốn. Tham khảo các cách dịch theo kiểu Ai Cập và Latin của những từ đó, thậm chí tham khảo nghĩa của nó theo các ngôn ngữ khác. Sau đó tìm kiếm các từ có điểm liên quan đến những từ bạn đã chọn.

IV. Có sự khác biệt: Hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn chọn đã được doanh nghiệp nào đăng ký như một nhãn hiệu chưa? Việc làm này để đảm bảo rằng chưa có ai sử dụng cái tên đó (làm nhãn hiệu hàng hoá) trong lĩnh vực kinh doanh như bạn. Tiếp theo hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn chọn có trùng hay gây nhầm lẫn với tên thương mại (tên công ty) của doanh nghiệp khác đã đăng ký hay không? Vì một điều đơn giản, nếu trùng hay gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ từ chối việc cấp đăng ký kinh doanh với cái tên như vậy cho bạn.

V. Có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu hàng hoá:

Tránh những cái tên gợi tả những đặc điểm chung bởi chúng khó nhớ và gần như không thể trở thành một thương hiệu.

Tránh những tên riêng, tên lãnh tụ… vì chúng không có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu.

Tránh những cái tên miêu tả theo nghĩa đen những sản phẩm hay dịch vụ (mô tả sản phẩm hay dịch vụ)

Tránh những cái tên mang tính địa lý bởi vì ngoài lý do khó nhớ, bạn sẽ gặp khó khăn nếu quyết định chuyển địa điểm hay mở rộng mạng lưới kinh doanh.

VI. Còn khả năng đăng ký tên miền (domain): Thương mại điện tử ngày càng trở lên phổ biến, nhu cầu giao dịch qua mạng internet là không thể phủ nhận cho một thương hiệu lớn. Hãy kiễm tra tên doanh nghiệp mà bạn lựa chọn có còn khả năng đăng ký như một tên miền hay không? (tên miền quốc tế: tendoanhnghiep.com; hoặc chí ít phải còn tên miền do Việt nam quản lý: tendoanhnghiep.com.vn…)
LGP (theo Hoang Dao)

Theo quy định của Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 về đăng ký kinh doanh:

VII. Tên doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp ít nhất phải có 2 thành tố sau đây:

a)     Loại hình doanh nghiệp;

b)    Tên riêng.

Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được.

2. Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay phụ trợ khác để cấu thành tên doanh nghiệp.

VIII. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1.     Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2.     Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3.     Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

IX. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch tương ứng toàn bộ sang tiếng nước ngoài.

X. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1.     Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2.     Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:

a)     Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b)     Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c)     Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

d)    Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

e)     Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt (A, B, C,…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký.

f)     Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

g)    Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “Bắc”, “miền Bắc”, “Nam”, “miền Nam”, “Trung”, “miền Trung”, “Tây”, “miền Tây”, “Đông”, “miền Đông”, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký.

h)     Các trường hợp tên gây nhầm lẫn khác theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

XI. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại Chương này, trong thời hạn ba tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tập hợp danh mục doanh nghiệp trùng tên và doanh nghiệp có tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác trên phạm vi địa phương; Trung tâm thông tin doanh nghiệp quốc gia tập hợp và đưa danh mục doanh nghiệp trùng tên và doanh nghiệp có tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cả nước lên trang thông tin doanh nghiệp trong nước của hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Các doanh nghiệp đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác không bị buộc phải đăng ký đổi tên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết việc đặt tên doanh nghiệp quy định tại Chương này.

Một lưu ý không kém phần quan trọng về đặt tên doanh nghiệp là bạn phải kiểm tra tên miền doanh nghiệp của bạn .Hiện nay với xu thế toàn cầu mọi  hoạt động kinh doanh hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều lập website để quảng bá và tìm kiếm thêm khách hàng, đối tác trên môi trường internet. Do đó tên doanh nghiệp gắn liền với website là không thể thiếu .Bạn phải kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn định đặt cho tổ chức của bạn có ai đã đăng ký sử dụng chưa ? Và trường hợp đã có người đăng ký sử dụng tên miền đó thì phải xem tình trạng đã bị đăng ký trước những loại tên miền nào .

Các tên miền sau đây được sử dụng phổ biến như : .COM – .NET – .VN – .COM.VN.Nếu đã có người đăng ký tên đó thì hãy truy cập thử vào các tên miền đó xem tên miền đã được xây dựng thành website hay chưa ? Nếu tên miền đó đã được xây dựng thành website thì xem họ có kinh doanh trùng ngành nghề với doanh nghiệp bạn không ? Nếu trùng ngành nghề với bạn thì tốt nhất nên chọn tên khác cho doanh nghiệp của bạn.Trường hợp bạn truy cập vào các địa chỉ đó mà các tên miền đó chưa xây dựng thành website thì bạn có thể liên hệ để đề nghị chuyển nhượng lại .Phí chuyển nhượng tùy theo từ khóa của tên miền nhưng nó dao động từ 300USD – 1000USD.

Chúc bạn tìm được tên doanh nghiệp như ý !